Ngắm nét kiến trúc độc đáo, nguyên bản của Thái miếu nhà Hậu Lê
Văn hóa và Đời sống - Không chỉ có niên đại hơn 200 năm, Thái miếu nhà Hậu Lê còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị từ thế kỷ XVII.
Thái miếu nhà Hậu Lê (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) còn có tên gọi khác là Đền Lê, Lê Hoàng miếu, Bố Vệ miếu… nhưng tên gọi phù hợp hơn cả vẫn là Thái miếu bởi nơi đây có giá trị tinh thần cao quý
Thái miếu được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hậu Lê và Nguyễn gồm các công trình: Nghinh môn, sân điện, tiền điện, hậu điện
Thái miếu gồm 2 tòa: Tiền điện và Hậu điện được bố trí liền nhau theo lối trùng thềm (kiểu chữ nhị) gồm 7 gian, mái được lợp ngói mũi hài, phía trên nóc trang trí biểu tượng “lưỡng long chầu nguyệt”.
Trải qua hơn 200 năm, Thái miếu nhà Hậu Lê đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc độc đáo, nguyên bản.
Các con nghê gỗ từ thế kỷ XVII được chạm khắc tinh xảo, mang đậm giá trị văn hóa thời Hậu Lê
Tại gian giữa của Ttền điện treo một bức hoành phi lớn có khắc 6 chữ: “Nam quốc sơn hà tự thử” (Nghĩ là: Nước Nam ta có từ đây)
Đặc biệt, Thái miếu nhà Hậu Lê hiện đang lưu thờ bài vị của 27 vua nhà Hậu Lê cùng các Hoàng Thái Hậu. Trong đó có 4 thánh vị cổ của các vua Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông. Nơi đây còn thờ hai bậc khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và Lê Lai
Gỗ là loại vật liệu chính để xây dựng bộ khung của Thái miếu. Những cây cột bằng gỗ lim được đặt trên các phiến đá vững chãi qua bao bao biến thiên của thời gian
Bộ xà, kẻ được liên kết với nhau bởi cột lim vững chắc.
Theo sử sách, Thái miếu đầu tiên của nhà Hậu Lê nằm ở Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Sau khi Lam Kinh bị hỏa hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long với tên gọi Hoằng Đức. Năm 1805, Vua Gia Long đã chuyển Thái miếu nhà Hậu Lê về đất Bố Vệ (nay là phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa).
Năm 1995 Thái miếu nhà Hậu Lê đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Tể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
Tiến sĩ Trương Ngọc Tuấn, Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng) cho biết: Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Thái miếu nhà Hậu Lê vừa khởi công gồm các hạng mục như: Sân điện, bình phong, nhà tả vu, hữu vu, giếng, hồ sen... Dự án được kỳ vọng sẽ bảo tồn giá trị di sản văn hóa, hoàn thiện không gian kiến trúc di tích, góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng cho người dân.