Ninh Vân là một xã miền núi nằm ở Tây Nam huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Hoa Lư cũng là kinh đô một thời của nước Đại Việt trước khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010.
Với đặc thù thổ nhưỡng nhiều đá vôi chất lượng cao, làng Ninh Vân suốt 500 năm qua nổi tiếng với nghề chạm khắc đá mỹ nghệ. Tương truyền, ông tổ nghề đá của làng là Hoàng Sùng, người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân sinh sống, lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu.
Trước đây, mọi công đoạn chế tác đá đều được làm bằng tay rất vất vả. Sau này, nhờ công nghệ máy móc phát triển, hiệu suất lao động của làng nghề đã được cải thiện rõ rệt.
Qua con mắt nghệ thuật của Chu Việt Hà, nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đường phố, đời sống lao động và các tác phẩm điêu khắc đá của những nghệ nhân làng Ninh Vân được lột tả chân thực, gai góc nhưng không kém phần kỳ vĩ.
Biểu tượng nổi tiếng nhất của làng mỹ nghệ Ninh Vân là cánh cổng đá chạm rồng thuộc hàng lớn nhất Việt Nam. Các cột của cổng được làm từ những tảng đá nguyên khối xếp chồng lên nhau. Trên cột có nhiều họa tiết rồng uốn lượn. Dưới góc máy thấp của anh Việt Hà, con rồng như đang bay thẳng lên trời xanh, bay bổng nhưng không kém phần kỳ vĩ.
Với smartphone Huawei P30 Pro trong tay, anh Hà trong vai trò mentor đã cùng nhóm thí sinh khu vực miền Bắc có một ngày sống, trò chuyện, chia sẻ và ghi lại những bức hình ấn tượng. “Trong chuyến đi này tôi chỉ chụp ảnh bằng chiếc điện thoại Huawei P30 Pro. Việc chụp ảnh đời sống bằng P30 Pro với tôi rất đơn giản. Auto là chế độ tôi thường sử dụng”, nhiếp ảnh gia trẻ chia sẻ.
Cũng theo anh Hà, với chế độ Auto, người dùng chỉ cần chọn điểm lấy nét rồi bù trừ sáng theo ý là sẽ có ngay bức ảnh ưng ý. Sự tiện lợi này giúp anh chỉ cần để tâm đến bố cục, thần thái nhân vật, nội dung ảnh thay vì phải lo lắng phần các yếu tố kỹ thuật.
Trong vài trường hợp để lấy được nhiều chi tiết, không gian lao động, tôi sẽ chuyển sang chế độ góc siêu rộng của máy. Tuy nhiên, chế độ này sẽ dễ méo hình. Nếu bức ảnh chụp người, hãy cố gắng đừng đưa nhân vật ra góc hình”, mentor miền Bắc chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh với camera góc siêu rộng 16 mm trên Huawei P30 Pro.
Ngoài ra, AI (xử lý ảnh bằng trí thông minh nhân tạo) cũng được anh Chu Việt Hà đánh giá cao. “Đây là điểm rất mạnh của chiếc smartphone này. Tôi sử dụng nó trong đa phần tình huống, hầu hết kết quả mang lại khiến tôi rất hài lòng”, nhiếp ảnh gia nhấn mạnh.
Tuy vậy, tính năng tự nhận diện gương mặt và bật chế độ chân dung xóa phông trên máy đôi khi không hiểu ý người dùng. “Trong một số trường hợp như chụp người không xóa phông hoặc chụp một chủ thể với góc rộng, tôi phải tắt AI đi. Nếu không máy sẽ tự nhận diện gương mặt và chuyển chế độ”, nhiếp ảnh gia trẻ nhận xét về AI trên thiết bị cao cấp của Huawei.
Làng đá cổ Ninh Vân là một trong ba địa điểm được Ban tổ chức cuộc thi ảnh di động Picture-Perfect chọn là nơi sáng tác cho các thí sinh. Hai địa điểm còn lại là cố đô Huế và thành phố Đà Lạt.
“Tôi tin rằng, với bề dày lịch sử gần 500 năm, các nghệ nhân chạm khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) đã, đang và sẽ để lại cho nhân loại những tuyệt tác đặc sắc bằng đá”, nhiếp ảnh gia Chu Việt Hà chia sẻ.
Cùng với anh Chu Việt Hà, anh Doãn Quang (mentor miền Trung) và anh Thịnh Nguyễn (mentor miền Nam) đã dẫn dắt chuyến photo-tour tại 3 tỉnh Ninh Bình - Huế - Đà Lạt cùng Top 9 người chơi xuất sắc nhất của cuộc thi Picture-Perfect: Dẫn đầu Cách mạng Nhiếp ảnh.
Độc giả có thể chiêm ngưỡng 3 bộ hình hoàn chỉnh từ các đội thi và tham gia bình chọn tại website cuộc thi: https://zing.vn/pictureperfect/. Cổng bình chọn chính thức mở từ ngày 17/06 đến hết 23/06/2019. Giải thưởng giành cho đội chiến thắng là 3 chiếc Huawei P30 Pro và giải cá nhân xuất sắc nhất là 20 triệu đồng tiền mặt.
Trọng Hưng