Ngắm nhìn tuyệt tác thiên nhiên - người khổng lồ đá bí ẩn của nước Nga

Cột Phong hóa Manpupuner là một tập hợp gồm bảy cột đá cao từ 30 đến 42 mét, nằm ở phía tây dãy núi Ural trong huyện Troitsko - Pechorsky của Cộng hòa Komi thuộc Nga. Đây là một trong bảy kỳ quan của Nga và là một điểm thu hút du lịch nổi tiếng.

Các cột đá được hình thành từ hàng triệu năm trước, chúng có cấu trúc chắc chắn từ thạch anh và có hình dạng kỳ lạ.

Khoảng hai trăm triệu năm trước, vùng đất này từng là một dãy núi cao chót vót. Nhưng do sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như mưa, tuyết, gió, băng giá và nhiệt độ, các ngọn núi dần bị xói mòn và phong hóa, đặc biệt là những phần đá mềm. Những phiến đá sericit-thạch anh khá cứng cáp, chịu được nhiều áp lực, nên vẫn còn sót lại, tạo nên bảy ngọn tháp đứng giữa đồng bằng rộng lớn.

Trong số đó có một tháp khác biệt với những tháp còn lại, với phần chân hẹp và phần thân giống như một chiếc bình lớn bị úp ngược. Sáu tháp khác xếp thành một hàng ở mép của một vách đá.

Du khách có thể tưởng tượng ra nhiều hình dạng trên các ngọn tháp này - hình của một người đàn ông, hoặc đầu của một con ngựa hay một con cừu.

Người dân ở đây gọi các ngọn tháp này là "Bảy người khổng lồ". Theo một truyền thuyết của dân bản xứ, các tháp đá này từng là những chiến binh khổng lồ Samoyed đi qua các dãy núi để tiến vào Siberia và tiêu diệt người Mansi. Tuy nhiên, họ gặp phải một phù thủy da trắng tên là Yallingner, người đã biến tất cả các chiến binh và chính mình thành đá. Từ đó, bảy kiệt tác được hình thành ở khu vực này, với một ngọn tháp quay mặt về phía sáu ngọn kia.

Quần thể đá Manpupuner có ý nghĩa văn hóa và tâm linh lớn đối với người dân bản địa. Các cột đá được coi là linh thiêng với người Mansi và không ai được phép leo lên trên.

Là một trong bảy kỳ quan của Nga, hệ thống đá Manpupuper thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, dù không được quảng bá rộng rãi và khó tiếp cận vì nằm ở vùng xa xôi và khắc nghiệt.

Để có thể chiêm ngưỡng kỳ quan này, du khách phải vượt qua nhiều khó khăn. Khách du lịch chỉ có thể đến được nơi này bằng cách đi trực thăng hoặc đi bộ hàng chục cây số qua khu vực hoang vu. Quần thể đá Manpupuner vẫn còn rất hoang sơ và ít bị ảnh hưởng bởi con người.

Quần thể đá Manpupuner là một tuyệt tác của thiên nhiên. Ảnh: Andrey Podkorytov

Quần thể đá Manpupuner là một tuyệt tác của thiên nhiên. Ảnh: Andrey Podkorytov

Quần thể gồm bảy tháp đá khổng lồ cao từ 30 đến 42 mét, nằm trên đỉnh núi trong vùng Ural. Ảnh: Andrey Podkorytov

Quần thể gồm bảy tháp đá khổng lồ cao từ 30 đến 42 mét, nằm trên đỉnh núi trong vùng Ural. Ảnh: Andrey Podkorytov

Đây là một trong những di tích địa chất quý của nước Nga và được bình chọn là một trong bảy kỳ quan của nước này. Ảnh: Andrey Podkorytov

Đây là một trong những di tích địa chất quý của nước Nga và được bình chọn là một trong bảy kỳ quan của nước này. Ảnh: Andrey Podkorytov

Quần thể đá Manpupuner không dễ dàng tiếp cận, du khách chỉ có thể đến đây bằng trực thăng hoặc đi bộ hàng chục cây số qua rừng và núi. Ảnh: Andrey Podkorytov

Quần thể đá Manpupuner không dễ dàng tiếp cận, du khách chỉ có thể đến đây bằng trực thăng hoặc đi bộ hàng chục cây số qua rừng và núi. Ảnh: Andrey Podkorytov

Mưa, tuyết, gió, băng giá và nhiệt tăng dần dần phá hủy các ngọn núi, đặc biệt là ở chỗ có đá yếu hơn. Ảnh: Andrey Podkorytov

Mưa, tuyết, gió, băng giá và nhiệt tăng dần dần phá hủy các ngọn núi, đặc biệt là ở chỗ có đá yếu hơn. Ảnh: Andrey Podkorytov

Quần thể đá Manpupuner không dễ dàng tiếp cận. Ảnh: Andrey Podkorytov

Quần thể đá Manpupuner không dễ dàng tiếp cận. Ảnh: Andrey Podkorytov

Để đến được nơi này, du khách phải đi trên đường mòn dài 180 km, từ hướng Vùng Sverdlovsk, mất 6 - 7 ngày. Ảnh: Andrey Podkorytov

Để đến được nơi này, du khách phải đi trên đường mòn dài 180 km, từ hướng Vùng Sverdlovsk, mất 6 - 7 ngày. Ảnh: Andrey Podkorytov

Tuy nhiên, thời tiết thất thường ở Ural là yếu tố khiến nhiều chuyến thăm của khách du lịch bị hủy. Ảnh: Andrey Podkorytov

Tuy nhiên, thời tiết thất thường ở Ural là yếu tố khiến nhiều chuyến thăm của khách du lịch bị hủy. Ảnh: Andrey Podkorytov

Khi mặt trời mùa xuân đầu tiên ở trên cao và tuyết tan dưới chân, khách du lịch có thể đến Manpupuner bằng xe trượt tuyết. Ảnh: Andrey Podkorytov

Khi mặt trời mùa xuân đầu tiên ở trên cao và tuyết tan dưới chân, khách du lịch có thể đến Manpupuner bằng xe trượt tuyết. Ảnh: Andrey Podkorytov

Các nhà địa chất có một lời giải thích hợp lý về cách những cột trụ này xuất hiện, nhưng với dân bản địa và du khách vùng đất này mang nhiều màu sắc huyền thoại và tâm linh. Ảnh: T.H

Dũng Minh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/ngam-nhin-tuyet-tac-thien-nhien-nguoi-khong-lo-da-bi-an-cua-nuoc-nga-179230518235119117.htm