Ngắm tranh Hàng Trống trên chất liệu sơn mài và lụa

Triển lãm vừa là dịp để nối dài giá trị của tranh Hàng Trống, vừa là cơ hội để các sinh viên ngành hội họa đưa cái tôi hiện đại hòa quyện vào tác phẩm truyền thống.

 Triển lãm 'Từ truyền thống tới truyền thống' trưng bày các tác phẩm của sinh viên hai chuyên ngành Sơn mài và Lụa, ngành Hội họa, Đại học Mỹ thuật Việt Nam kéo dài từ ngày 30/10 đến 20/12 tại đình Nam Hương, 75 Hàng Trống, Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm 'Từ truyền thống tới truyền thống' trưng bày các tác phẩm của sinh viên hai chuyên ngành Sơn mài và Lụa, ngành Hội họa, Đại học Mỹ thuật Việt Nam kéo dài từ ngày 30/10 đến 20/12 tại đình Nam Hương, 75 Hàng Trống, Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Đây là dự án nhằm nối dài những giá trị của tranh Hàng Trống khi thể hiện những tác phẩm này lên trên những chất liệu hội họa truyền thống khác như lụa và sơn mài. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đây là dự án nhằm nối dài những giá trị của tranh Hàng Trống khi thể hiện những tác phẩm này lên trên những chất liệu hội họa truyền thống khác như lụa và sơn mài. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Triển lãm mang đến 25 tác phẩm bao gồm tranh và tác phẩm sắp đặt trên lụa và sơn mài của 26 tác giả. Đa số các tác phẩm đều có tính tương tác, sử dụng các hình ảnh trên tranh Hàng Trống với những nét riêng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm mang đến 25 tác phẩm bao gồm tranh và tác phẩm sắp đặt trên lụa và sơn mài của 26 tác giả. Đa số các tác phẩm đều có tính tương tác, sử dụng các hình ảnh trên tranh Hàng Trống với những nét riêng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Các tác phẩm mang màu sắc, hình thái hiện đại hơn trên chất liệu lụa và sơn mài truyền thống. Thầy Nguyễn Thế Sơn cho biết, đây là một phương thức cách tân cho chương trình học của nhà trường khi làm bài tập chép tranh truyền thống. Thầy Thế Sơn và thầy Triệu Khắc Tiến là hai giảng viên của khoa Hội họa, người hướng dẫn cho các sinh viên tham gia cuộc triển lãm này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các tác phẩm mang màu sắc, hình thái hiện đại hơn trên chất liệu lụa và sơn mài truyền thống. Thầy Nguyễn Thế Sơn cho biết, đây là một phương thức cách tân cho chương trình học của nhà trường khi làm bài tập chép tranh truyền thống. Thầy Thế Sơn và thầy Triệu Khắc Tiến là hai giảng viên của khoa Hội họa, người hướng dẫn cho các sinh viên tham gia cuộc triển lãm này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 'Lồng chim' và Sách sơn mài là hai tác phẩm sơn mài sắp đặt. Trong đó, 'Lồng chim' gửi đi thông điệp về số phận của những sản phẩm truyền thống dường như đang bị gò bó trong cuộc sống hiện đại ngày nay. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

'Lồng chim' và Sách sơn mài là hai tác phẩm sơn mài sắp đặt. Trong đó, 'Lồng chim' gửi đi thông điệp về số phận của những sản phẩm truyền thống dường như đang bị gò bó trong cuộc sống hiện đại ngày nay. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Giống như các tác phẩm khác được trưng bày trong không gian này, tác phẩm bình sơn mài có tên 'Xích hổ tướng quân' của tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh gây ấn tượng mạnh về sự tỷ mỷ và màu sắc. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Giống như các tác phẩm khác được trưng bày trong không gian này, tác phẩm bình sơn mài có tên 'Xích hổ tướng quân' của tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh gây ấn tượng mạnh về sự tỷ mỷ và màu sắc. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Một tác phẩm sắp đặt với nhiều lớp lụa và ánh sáng hỗ trợ tạo hiệu ứng mờ ảo, thú vị. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một tác phẩm sắp đặt với nhiều lớp lụa và ánh sáng hỗ trợ tạo hiệu ứng mờ ảo, thú vị. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 'Tứ phủ công đồng' của Nguyễn Trần Hoàng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

'Tứ phủ công đồng' của Nguyễn Trần Hoàng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Đây là tác phẩm sách sơn mài của hai tác giả Hoài Giang và Nguyễn Trang. Họ đã ghép các loại thực vật xuất hiện trong các tranh Hàng Trống vào cùng một tác phẩm, tạo thành một khu vườn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đây là tác phẩm sách sơn mài của hai tác giả Hoài Giang và Nguyễn Trang. Họ đã ghép các loại thực vật xuất hiện trong các tranh Hàng Trống vào cùng một tác phẩm, tạo thành một khu vườn. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Từng loại thực vật được phác họa và chú thích rõ ràng xung quanh sách sơn mài. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Từng loại thực vật được phác họa và chú thích rõ ràng xung quanh sách sơn mài. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Tác phẩm 'Ngũ hổ-Ngũ hành' của Trương Hoàng Hải. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tác phẩm 'Ngũ hổ-Ngũ hành' của Trương Hoàng Hải. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 'Ở trọ' là tác phẩm lụa sắp đặt, được treo lên như tấm rèm cửa của tác giả Ngô Nhật Thanh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

'Ở trọ' là tác phẩm lụa sắp đặt, được treo lên như tấm rèm cửa của tác giả Ngô Nhật Thanh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Đình cổ Nam Hương sau khi được phục dựng và tôn tạo đã được chọn làm nơi tổ chức triển lãm này. Ông Thế Sơn hy vọng nơi đây sẽ trở thành một không gian nghệ thuật. (Ảnh: Nguyễn Thế Sơn)

Đình cổ Nam Hương sau khi được phục dựng và tôn tạo đã được chọn làm nơi tổ chức triển lãm này. Ông Thế Sơn hy vọng nơi đây sẽ trở thành một không gian nghệ thuật. (Ảnh: Nguyễn Thế Sơn)

 Tranh lụa 3m treo trên trần nhà cũng là một tác phẩm sắp đặt trên lụa, gây ấn tượng cho người xem dưới ánh đèn của khu trưng bày. (Ảnh: Nguyễn Thế Sơn)

Tranh lụa 3m treo trên trần nhà cũng là một tác phẩm sắp đặt trên lụa, gây ấn tượng cho người xem dưới ánh đèn của khu trưng bày. (Ảnh: Nguyễn Thế Sơn)

 (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Tác phẩm bình sơn mài 'Tố nữ' của Hồ Xuân Hiếu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tác phẩm bình sơn mài 'Tố nữ' của Hồ Xuân Hiếu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Nghệ sỹ Xuân Lam là cựu sinh viên của hai thầy Nguyễn Thế Sơn và Triệu Khắc Tiến. Đam mê với chủ đề truyền thống, tham gia triển lãm với tư cách khách mời. Anh là nghệ sỹ thuộc nhóm tác giả của phố bích họa Phùng Hưng và dự án nghệ thuật công cộng ở Phúc Tân. (Ảnh: Nguyễn Thế Sơn)

Nghệ sỹ Xuân Lam là cựu sinh viên của hai thầy Nguyễn Thế Sơn và Triệu Khắc Tiến. Đam mê với chủ đề truyền thống, tham gia triển lãm với tư cách khách mời. Anh là nghệ sỹ thuộc nhóm tác giả của phố bích họa Phùng Hưng và dự án nghệ thuật công cộng ở Phúc Tân. (Ảnh: Nguyễn Thế Sơn)

 Ngay phía sau tác phẩm 'Ngũ hổ' của Xuân Lam là bức họa của nghệ nhân Nguyễn Đình Nghiên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Ngay phía sau tác phẩm 'Ngũ hổ' của Xuân Lam là bức họa của nghệ nhân Nguyễn Đình Nghiên. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/photo-ngam-tranh-hang-trong-tren-chat-lieu-son-mai-va-lua/674532.vnp