Ngân hàng VPBank (VPB): Nới room ngoại lên tối đa 30%, chuẩn bị đón nhà đầu tư chiến lược SMBC

Ngân hàng VPBank vừa công bố việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 30% vốn điều lệ. Đây được xem là động thái chuẩn bị cho việc đón nhà đầu tư chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation của ngân hàng này.

Nới room ngoại lên tối đa 30%

Việc nới room ngoại lên mức tối đa 30% được xem là động thái chuẩn bị của Ngân hàng VPBank trong việc đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài SMBC.

Việc nới room ngoại lên mức tối đa 30% được xem là động thái chuẩn bị của Ngân hàng VPBank trong việc đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài SMBC.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng VPBank, mã cổ phiếu VPB – sàn HoSE) vừa công bố thông tin về việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (room ngoại) lên tối đa 30% vốn điều lệ của ngân hàng này.

Ngân hàng này cũng cho biết thời điểm chính thức điều chỉnh sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo thực hiện phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tính đến hết ngày 05/9/2023, room ngoại của Ngân hàng VPBank là 16% và room ngoại còn trống là vào 1,5%. Như vậy, sau khi điều chỉnh, room ngoại tại ngân hàng này sẽ tăng lên mức tối đa.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, cổ đông Ngân hàng VPBank đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tăng vốn điều lệ và nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng này lên tối đa 30% vốn điều lệ.

Ngân hàng VPBank đã chào bán gần 1,2 tỷ cổ phiếu VPB, tương đương 15% vốn, cho nhà đầu tư chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Tỷ lệ này đã được điều chỉnh trên vốn điều lệ của VPBank sau khi hoàn thành việc phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Xem thêm: "Ngân hàng Quân đội (MBB): Sẽ không phát sinh nợ xấu từ Novaland và Trung Nam" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Ngân hàng VPBank có thể không hoàn thành kế hoạch kinh doanh

Xét về hoạt động kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm nay, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng mẹ VPBank đạt 17.485 tỷ đồng, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, lãi ròng của ngân hàng mẹ trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 6.317 tỷ đồng, giảm 48% so với nửa đầu năm 2022.

Mặc dù tín dụng tăng trưởng tốt, song nợ xấu của ngân hàng VPBank cũng tăng mạnh. Tại thời điểm 30/6/2023. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ ở mức 3,87%, tăng so với mức 2,8% cuối năm 2022. Trong đó, nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4 của ngân hàng mẹ VPBank lần lượt gấp 3 và gấp 2 lần so với thời điểm đầu năm nay.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBank từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBank từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Theo đánh giá mới đây của MBS Research, Ngân hàng VPBank có thể sẽ không hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra trong năm nay. Đáng chú ý, mặc dù nợ xấu gia tăng mạnh nhưng dư địa trích lập dự phòng của Ngân hàng VPBank được nhận định không còn nhiều khi kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay tương đối kém khả quan.

Dự báo tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của Ngân hàng VPBank sẽ lần lượt là 6,8% và 9% tại cuối năm 2023 và sẽ giảm về mức 6% và 8% tại cuối năm 2024, theo MBS Research.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 5/9, cổ phiếu VPB đạt 21.000 đồng/cổ phiếu. Sau đợt sụt giảm mạnh hồi giữa tháng 8 vừa qua, cổ phiếu VPB đã phục hồi nhẹ được gần 4%. So với thời điểm đầu năm nay, cổ phiếu VPB đã tăng gần 17%.

Quỳnh Trang

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ngan-hang-vpbank-vpb-noi-room-ngoai-len-toi-da-30-chuan-bi-don-nha-dau-tu-chien-luoc-smbc-110218.htm