Ngành báo chí là gì? Cơ hội khi ra trường của ngành báo chí

Tư vấn tuyển sinh về ngành báo chí. Điểm chuẩn vào ngành Báo chí ở các trường đại học. Những công việc phổ biến mà sinh viên học ngành báo chí sau khi ra trường. Mức lương ngành Báo chí hiện nay

Mục lục

Ngành báo chí là gì?
Ngành báo chí có cơ hội việc làm như thế nào
Điểm chuẩn vào ngành Báo chí ở các trường đại học
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc):
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế:
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng:
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội:
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc):
Đại Học Văn Hóa Hà Nội:
Ngành báo chí học những môn gì
Ngành Báo chí học trường nào
Khu Vực Miền Bắc
Khu Vực Miền Trung
Khu Vực Miền Nam
Những công việc phổ biến mà sinh viên học ngành báo chí sau khi ra trường
Công việc theo đúng chuyên ngành
Công việc liên quan gần đến chuyên ngành
Mức lương ngành Báo chí hiện nay

Ngành báo chí là gì?

Ngành báo chí là lĩnh vực truyền thông chuyên nghiệp, nhằm thu thập, xử lý và truyền tải thông tin đến công chúng. Báo chí không chỉ giới hạn trong việc xuất bản báo in mà còn bao gồm các phương tiện truyền thông khác như báo điện tử, truyền hình, phát thanh và cả các nền tảng truyền thông kỹ thuật số như báo mạng, chương trình thời sự, blog và mạng xã hội.

Công việc của người làm báo là cung cấp thông tin đa dạng về các sự kiện, vấn đề xã hội, và giải trí đến công chúng một cách chính xác và đáng tin cậy.

Nội dung báo chí cũng không nhất thiết chỉ có định dạng văn bản mà còn có thể là bộ ảnh, video hay thậm chí là âm thanh trên đài radio. Chỉ cần đáp ứng tiêu chí cung cấp thông tin cho độc giả thì nội dung thuộc bất kỳ định dạng nào trên mọi nền tảng đều được xem là một phần của lĩnh vực báo chí.

Vì lẽ đó nên khi nhắc đến báo chí, ngoài công việc phóng viên săn tin cho tòa soạn còn có những công việc khác như phát thanh viên truyền hình, phát thanh viên truyền thanh, blogger, biên tập viên, nhiếp ảnh gia và vô vàn các đầu việc liên quan. Nếu theo đuổi con đường báo chí, bạn sẽ có nhiều lựa chọn để cân nhắc cho con đường sự nghiệp của mình.

Ngành báo chí có cơ hội việc làm như thế nào

Hầu hết nhà báo làm việc tại các cơ quan báo chí như thông tấn xã, các tòa soạn báo in hay các đài phát thanh, truyền hình tại Trung ương và địa phương.

Ngoài ra, họ cũng công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí như: Vụ Báo chí các ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, quận ủy, huyện ủy Cục Báo chí các Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh, thành phố các phòng Văn hóa Thông tin quận, huyện.

Với chuyên môn báo chí, bạn còn có thể làm việc tại các phòng Thông tin - Báo chí của các cơ quan, các Bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, các công ty truyền thông hay các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tùy viên báo chí ở các Đại sứ quán trong và ngoài nước v.v...

Bạn cũng có thể trở thành nhà báo tự do (tức là không phụ thuộc vào bất kì một cơ quan tổ chức nào ngoài chính bản thân bạn). Đây là mô hình rất phát triển ở phương Tây.

Nếu ở báo in, nhà báo làm việc tương đối độc lập thì ở lĩnh vực truyền hình, nhà báo thường làm việc theo nhóm gồm phóng viên, quay phim v.v...

Trong không ít trường hợp, nghề báo khá nguy hiểm, đặc biệt với những phóng viên thuộc mảng điều tra kinh tế, tệ nạn xã hội, phóng viên chiến trường v.v...

Điểm chuẩn vào ngành Báo chí ở các trường đại học

Năm 2023, điểm chuẩn ngành Báo chí có sự biến động tùy thuộc vào trường và khu vực. Dưới đây là một số điểm chuẩn cho ngành Báo chí tại một số trường:

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc):

Tổ hợp DGNLHCM, DGNLQGHN, DGTD: 16.4 điểm.

Tổ hợp D01, C00, D15: 17.5 điểm (tốt nghiệp THPT).

Tổ hợp D01, C00, D84, C14, XDHB: 18 điểm (học bạ; Báo chí đa phương tiện).

Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế:

Tổ hợp D01, C00, D15, XDHB: 21 điểm (xét học bạ).

Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng:

Tổ hợp C00, D15, D66, C14: 24.77 điểm (tốt nghiệp THPT).

Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội:

Tổ hợp A01: 25 điểm (tốt nghiệp THPT).

Tổ hợp D78: 26 điểm (tốt nghiệp THPT).

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc):

Tổ hợp A00, A01, D01, XDHB: 25.24 điểm (xét tuyển kết hợp).

Tổ hợp A00, A01, D01: 25.36 điểm (tốt nghiệp THPT).

Đại Học Văn Hóa Hà Nội:

Tổ hợp A00, D01, D96, A16, D78: 25.85 điểm (tốt nghiệp THPT).

Ngành báo chí học những môn gì

Kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí và Truyền thông: Bao gồm lý luận báo chí, nghiệp vụ báo chí, pháp luật báo chí, lịch sử báo chí, và ngôn ngữ báo chí. Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn của ngành.

Nghiệp vụ báo chí: Bao gồm các kỹ năng như viết tin, phỏng vấn, tường thuật, nhiếp ảnh, bình luận, phóng sự, biên tập, thiết kế và trình bày báo, và sản xuất tạp chí. Sinh viên được rèn luyện các kỹ năng cụ thể và quan trọng trong việc tạo ra nội dung báo chí chất lượng.

Nghiệp vụ báo chí đa phương tiện: Bao gồm sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, tin và phóng sự truyền hình, đối thoại truyền hình, tổ chức và sản xuất nội dung báo trực tuyến. Đào tạo sinh viên về việc làm việc trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau.

Kỹ năng viết báo: Đào tạo sinh viên về cách viết báo chí một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Bao gồm viết tin tức, bình luận, phóng sự, và các thể loại bài viết khác.

Sử dụng thiết bị truyền thông báo chí: Bao gồm việc rèn luyện về quay phim, kỹ thuật báo chí, ảnh báo chí và sử dụng các công cụ và thiết bị cần thiết trong quá trình sản xuất nội dung truyền thông.

Kiến thức về lý luận chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại ngữ và công nghệ thông tin cơ bản: Đây là các kiến thức bổ trợ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về một số lĩnh vực liên quan và nâng cao khả năng ứng dụng trong công việc báo chí.

Kỹ năng mềm: Bao gồm khả năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả, tư duy phản biện, và làm việc nhóm. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp sinh viên thành công không chỉ trong ngành báo chí mà còn trong mọi lĩnh vực khác.

Làm việc trong các chuyên ngành cụ thể: Sinh viên có thể chọn học sâu vào một lĩnh vực cụ thể như báo in, báo điện tử, báo hình, truyền thông quảng cáo, và được đào tạo thêm về các kiến thức và kỹ năng phù hợp với lĩnh vực mình quan tâm.

Ngành Báo chí học trường nào

Tại Việt Nam, ngành báo chí được đào tạo tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Tuy nhiên, các trường đào tạo báo chí uy tín, chất lượng cao, được nhiều sinh viên lựa chọn bao gồm:

Khu Vực Miền Bắc

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

Đại học Văn hóa Hà Nội

Học viện Phụ nữ Việt Nam (ngành Truyền thông đa phương tiện)

Đại học Khoa học Thái Nguyên

Khu Vực Miền Trung

Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Đại học Khoa học Huế

Đại học Vinh

Đại học Quy Nhơn (ngành Văn học)

Đại học Khánh Hòa (ngành Văn học)

Đại học Duy Tân (ngành Văn học)

Khu Vực Miền Nam

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM

Đại học Công nghệ TP.HCM (ngành Việt Nam học

Đại học Văn Hiến (ngành Xã hội học)

Những công việc phổ biến mà sinh viên học ngành báo chí sau khi ra trường

Công việc theo đúng chuyên ngành

Phóng viên: Thu thập thông tin và đưa tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội, làm việc tại các cơ quan báo chí, truyền thông, đài phát thanh, truyền hình hoặc các doanh nghiệp, tổ chức.

Biên tập viên: Kiểm tra, chỉnh sửa, biên tập các bài viết trước khi đăng tải, xây dựng nội dung, lên kế hoạch xuất bản, phát triển thương hiệu, làm việc tại các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản.

Người dẫn chương trình: Dẫn dắt các chương trình phát thanh, truyền hình, đọc bản tin, phỏng vấn, dẫn các chương trình trò chơi, giải trí.

Nhiếp ảnh gia báo chí: Ghi lại hình ảnh của các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội, cần kỹ năng chụp ảnh, xử lý ảnh và kiến thức về báo chí.

Videographer: Quay phim, dựng phim cho các chương trình truyền hình, báo chí, cần kỹ năng quay phim, dựng phim và kiến thức về báo chí.

Công việc liên quan gần đến chuyên ngành

Nghiên cứu viên: Làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về báo chí, truyền thông.

Chuyên viên tư vấn: Làm việc tại các công ty tư vấn truyền thông, marketing.

Copywriter: Bạn sẽ tạo ra những nội dung với mục đích xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin với khách hàng hoặc quảng bá sản phẩm/dịch vụ, v.vv.. chi công ty, doanh nghiệp

Sáng tạo nội dung: Tạo ra nội dung độc đáo trên các kênh truyền thông trực tuyến, nội dung quảng cáo, content marketing.

Mức lương ngành Báo chí hiện nay

Mức lương của nhà báo tại Việt Nam bao gồm các thành phần sau:

Lương cơ bản

Tiền nhuận bút

Tiền thưởng

Tiền cộng tác

Mức lương cụ thể của các vị trí như viên chức, biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên sẽ được áp dụng theo các quy định của pháp luật, thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông, và phụ thuộc vào hệ số và nhóm chức danh công việc. Cụ thể:

Biên tập viên hạng 1,Biên dịch viên hạng 1, Phóng viên hạng 1, Đạo diễn truyền hình hạng 1, có hệ số loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ 6,2-8,0 mức lương là từ 9.238.000 đến 11.920.000 đồng/tháng.

Biên tập viên hạng 2, Biên dịch viên hạng 2, Phóng viên hạng 2, Đạo diễn truyền hình hạng 2, có hệ số loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ 4,4-6,78 mức lương là từ 6.556.000 đến 10.102.000 đồng/tháng.

Biên tập viên hạng 3, Biên dịch viên hạng 3, Phóng viên hạng 3, Đạo diễn truyền hình hạng 3, có hệ số loại A1, từ 2,34-4,98 mức lương là từ 3.486.600 đồng đến 7.420.200 đồng/tháng.

Với thị trường báo chí nước ngoài, những bạn mới ra trường thì có thu nhập khoảng 36,000 USD/ năm. Người làm việc lâu năm lên chức quản lý có thể kiếm được 70 – 90,000 USD/ năm.

Trung Kiên

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/nganh-bao-chi-la-gi-co-hoi-khi-ra-truong-cua-nganh-bao-chi-224966.html