Ngành dệt may gặp khó ở 'đường đua' EVFTA

Do vải sản xuất trong nước mới đủ đáp ứng 25-30% nên nhiều mặt hàng dệt may của Việt Nam đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng theo quy định của EVFTA.

Bài liên quan

Gạo Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào EU những tháng cuối năm nhờ EVFTA

Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu: “Chúng ta đang ở “ngã ba đường” khi thực thi Hiệp định EVFTA”

Ngày 28/9, Bộ Công Thương ra thông báo cho biết, các mặt hàng dệt may của Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) đang có nguy cơ vượt mức ngưỡng (trigger level) áp dụng biện pháp phòng vệ năm 2020 theo quy định VN-EAEU FTA.

Ngành dệt may gặp khó ở “đường đua” EVFTA.

Đây là thông tin theo Công hàm số 14-572 của Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) gửi Bộ Công Thương ngày 15/9/2020. Cụ thể, các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ (mã HS 6104.41, 6104.42, 6104.43, 6104.44, 6104.49, 6204.42, 6204.44, 6204.49) của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020 đã đạt 79,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.

Do đó Bộ Công Thương lưu ý, theo Điều 2.10 của VN-EAEU FTA quy định về biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dệt may đang có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng khi nhập khẩu vào EAEU. Theo đó, tùy thuộc lượng xuất khẩu vượt ngưỡng, các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị áp mức thuế MFN trong thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng.

Trước vấn đề này, Bộ Công Thương ra thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang EAEU được biết để có kế hoạch ứng phó phù hợp, kịp thời và hiệu quả. Theo cam kết của EVFTA, 42,5% số dòng thuế hàng dệt may vào EU được giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 47,5% số dòng thuế còn lại sẽ giảm dần về 0% trong 5-7 năm.

Trong khi đó, các mặt hàng có mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực bao gồm, đồ lót, áo choàng tắm, quần áo ngủ, mặc trong nhà, đồ bơi, khăn tay, khăn choàng và cavat (trừ loại tơ tằm), găng tay, quần tất, quần áo trẻ em, áo blouse hoặc sơ mi dệt kim dành cho nữ hoặc trẻ em gái.

Để được miễn thuế, dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ yêu cầu 2 công đoạn từ vải trở đi, tức là, vải nguyên liệu được dùng để may quần áo xuất sang EU phải được dệt tại Việt Nam hoặc tại các nước thành viên EU, hoặc các nước đã có FTA với EU, trong khi đó vải sản xuất trong nước mới đủ đáp ứng 25-30% nhu cầu.

Ngọc An

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nganh-det-may-gap-kho-o-duong-dua-evfta-post98815.html