Ngành Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển giáo dục toàn diện

Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đã đề ra nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ cho ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình, như: Tỷ lệ trẻ đến lớp nhà trẻ là 60%; tỷ lệ trẻ đến lớp mẫu giáo là 99%; tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp là 88%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm cuối nhiệm kỳ: Mầm non: 95%; Tiểu học (đạt chuẩn mức độ II): 70%; Trung học cơ sở: 90%; Trung học học phổ thông: 56%; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chú trọng giáo dục mũi nhọn. Tăng cường đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia... Ngay sau khi có Nghị quyết, Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch hành động của ngành để triển khai thực hiện.

Một giờ học văn hóa tại Trường THPT Gia Viễn A. Ảnh tư liệu: Mỹ Hạnh

Kết quả sau gần 5 năm thực hiện, đối chiếu với các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành Giáo dục đã thực hiện tốt, đảm bảo đúng tiến độ. Một số chỉ tiêu đã về đích trước 2 năm kế hoạch đề ra như: Xây dựng trường chuẩn Quốc gia cấp Tiểu học, THCS; các trường mầm non, tiểu học THCS, THPT, TTGDNN-GDTX có phòng ứng dụng CNTT được kết nối Internet tốc độ cao...

Là một trongnhững cơ sở giáo dục THPT đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia muộn, nhưngTrường THPT Gia Viễn A lại là cơ sở giáo dục trung học đầu tiên của tỉnh thựchiện công tác tự đánh giá theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của BộGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩnquốc gia đối với trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thầy giáoLê Thành Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Viễn A cho biết: Việc kết hợp bộtiêu chuẩn công nhận kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốcgia đã mang lại nhiều thuận lợi cho nhà trường. Với hơn 100 tiêu chí đánh giá,được thực hiện chặt chẽ, có lộ trình, cho thấy, công tác tự đánh giá là việclàm vô cùng cần thiết đối với các cơ sở giáo dục trong bối cảnh hiện nay, giúpnhà trường nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những việc đã làm, đang làm, nhữngviệc cần làm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường nóiriêng, cho địa phương và ngành giáo dục tỉnh nói chung... Với sự chuẩn bị chuđáo, đầy đủ, chi tiết, công tác tự đánh giá của nhà trường đã được Đoàn côngtác của Sở GD&ĐT công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 vàđược UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, thời hạn 5 năm vàocuối năm 2019.

Nhà giáo Đỗ VănThông, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết: 5 năm qua, Ngành Giáo dụcđã duy trì tương đối ổn định quy mô trường, lớp các cấp học, tỷ lệ học sinh bỏhọc ít. Số lượng trường, nhóm lớp mầm non tư thục tăng, đáp ứng nhu cầu gửi trẻcủa nhân dân, góp phần giảm bớt tình trạng quá tải trẻ/lớp, nhóm. Số trẻ em ởđộ tuổi nhà trẻ được huy động đến lớp đạt tỷ lệ 60,2% dân số độ tuổi, trẻ mâũgiáo đến lớp đạt 99,1% dân số độ tuổi (vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh). Huy động 99,9% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trìnhgiáo dục tiểu học vào lớp 6. Cùng với đó, 8/8 huyện, thành phố đều tiếp tụccủng cố, duy trì tốt và đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở các mức độ caonhất. Năm 2018, tỉnh Ninh Bình được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cậpgiáo dục, xóa mù chữ và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi,chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3,chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Đây là mức độ cao nhất trong tiêu chí về phổ cậpgiáo dục, Ninh Bình là tỉnh thứ 3 của cả nước dẫn đầu về công tác phổ cập giáodục xóa mù chữ.

Việc đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, trường chuẩn Quốc gia ngày càng phát triển theo hướng hiệnđại, đồng bộ, số trường học đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ phòng học kiên cố,phòng bộ môn, thư viện đạt chuẩn tăng; trang thiết bị giáo dục ngày càng đápứng tốt hơn quá trình dạy và học. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã đầu tư xây mới, sưảchữa 1.373 phòng học, 213 phòng hiệu bộ, 431 phòng chức năng, 512 nhà vệ sinhvà 63.760 m2 sân, tường rào. Tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ phòng học cao tầngkiên cố đạt 87,5%, dự kiến đến hết năm 2020, tỷ lệ phòng học cao tầng kiên cố88%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI (tăng 3,7% so vơínăm 2015). Ngành cũng đã tích cực phối hợp với các địa phương chỉ đạo xây dựngtrường học đạt chuẩn Quốc gia theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIgắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, có 437/474 trường học đạtchuẩn quốc gia, chiếm 92,2%; 122/145 xã, phường, thị trấn; 4 huyện, thành phố(Hoa Lư, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp) có 100% trường mầmnon, tiểu học, THCS công lập đều đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trường học chuẩnquốc gia đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI ở haicấp học tiểu học và THCS (hoàn thành trước 2 năm). Kết quả xây dựng trườngchuẩn quốc gia đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào côngcuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Chất lượng đôịngũ, công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng đạtđược những kết quả toàn diện. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non,tiểu học, THCS được kiện toàn, luân chuyển công tác đảm bảo đúng, đủ theo quyđịnh, phát huy được năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Đến nay,toàn ngành có 3 tiến sỹ, trên 650 thạc sỹ; tỷ lệ nhà giáo có trình độ đạt chuẩntrở lên là 99,9%, trên chuẩn chiếm 82,06%. Bên cạnh đó, toàn ngành đã tích cựcbồi dưỡng đội ngũ, chuẩn bị cho triển khai thực hiện chương trình, sách giáokhoa giáo dục phổ thông mới. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, tổchức tốt các kỳ thi cấp tỉnh và cấp quốc gia, học sinh và giáo viên Ninh Bìnhtham dự các kỳ thi quốc gia, quốc tế đều đạt kết quả khá, tốt. Kết quả thi THPTquốc gia tỉnh Ninh Bình nhiều năm liền xếp trong tốp 5 tỉnh, thành phố có điểmtrung bình tất cả các bài thi cao của cả nước.

Ngành Giáo dụccũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ứng dụng công nghệ thôngtin trong dạy và học, quản lý giáo dục. Năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo NinhBình được UBND tỉnh xếp thứ Nhất về chỉ số cải cách hành chính trong số 17 sở,ban, ngành của tỉnh. Ngành cũng chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy, học và quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý kết quả học tập và rènluyện của học sinh. Đến nay, cấp học mầm non có 82/153 trường (chiếm 53,6%),47/97 cơ sở giáo dục mầm non tư thục (chiếm 48,5%) lắp đặt camera phục vụ côngtác quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tính đến tháng10/2019, 100% trường THPT và Trung tâm GDNN-GDTX có phòng ứng dụng công nghệthông tin được kết nối Internet tốc độ cao (đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hôịĐảng bộ tỉnh lần thứ XXI); 71% các trường mầm non, tiểu học, THCS có phòng ứngdụng công nghệ thông tin được kết nối Internet tốc độ cao (vượt 11% chỉ tiêuNghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI)...

Thời gian tiếptheo, ngành Giáo dục Ninh Bình đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển sự nghiệpgiáo dục và đào tạo của tỉnh theo hướng toàn diện và vững chắc; tạo chuyển biếncăn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo; thực hiện tốt mụctiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng tốt hơn yêucầu phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu quan trọng, nhưxây dựng trường chuẩn Quốc gia: Đến hết năm 2025, trường học đạt chuẩn quốc giabậc học mầm non 98%, tiểu học 94% (đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), THCS 97%, THPT80%. Đảm bảo có đủ thiết bị để dạy học môn Tin học trong các cơ sở giáo dụctheo quy định của Bộ GD&ĐT. Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 90%; có 85%giáo viên đạt trình độ trên chuẩn về đào tạo, trong đó cấp THPT là 30%... Đếnnăm 2025, Ninh Bình trở thành tỉnh có nền giáo dục - đào tạo chất lượng, uy tíntrong khu vực đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.

Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nganh-giao-duc-va-iao-tao-thyc-hien-dong-bo-cac-giai-phap-phat-trien-giao-duc-toan-dien-20200428081321834p4c31.htm