Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? Top 10 trường đại học có điểm chuẩn ngành Quản trị Kinh doanh cao nhất

Ngành Quản trị Kinh doanh là ngành gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản trị Kinh doanh. Top 10 trường đại học có điểm chuẩn 2023 ngành Quản trị Kinh doanh cao nhất để thí sinh nghiên cứu và đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024

Mục lục

Ngành Quản trị Kinh doanh là ngành gì?
Ngành Quản trị kinh doanh bao gồm những gì?
Danh sách môn học chính của ngành quản trị kinh doanh
Công việc chính của quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị kinh doanh có thể làm nghề gì?
Ngành Quản trị kinh doanh có mức lương bao nhiêu?
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh
Kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm?
Top 10 trường đại học có điểm chuẩn 2023 ngành Quản trị Kinh doanh cao nhất
Danh sách một số trường đại học tiêu biểu có ngành Quản trị kinh doanh
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam

Ngành Quản trị Kinh doanh là ngành gì?

Quản trị kinh doanh là một ngành học phổ biến và hấp dẫn, thu hút nhiều sinh viên quan tâm tại Việt Nam. Ngành quản trị kinh doanh chủ yếu tập trung vào việc làm sao để tạo ra các chiến lược hiệu quả, giúp tổ chức có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu quan trọng một cách tốt nhất.

ngành nghề tuyển sinh 2

ngành nghề tuyển sinh 2

Ngành Quản trị kinh doanh bao gồm những gì?

Mỗi trường đại học hiện nay có thể đào tạo nhiều chuyên ngành quản trị kinh doanh khác nhau. Các bạn có thể lựa chọn các chuyên ngành khác nhau dựa vào năng lực cũng như mục tiêu của mỗi bạn.

Một số chuyên ngành nổi bật của quản trị kinh doanh hiện nay có thể kể đến như:

Chuyên ngành Quản trị nhân lực

Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng

Chuyên ngành Quản trị dịch vụ khách hàng

Chuyên ngành Quản trị chiến lược

Chuyên ngành Quản trị sản phẩm

Chuyên ngành Quản trị vận hành

Chuyên ngành Quản trị tài chính

Chuyên ngành Quản trị tài sản

Danh sách môn học chính của ngành quản trị kinh doanh

Ngành Quản trị kinh doanh đòi hỏi một nền tảng kiến thức rộng lớn về nhiều lĩnh vực khác nhau trong kinh doanh.

Các môn học chính trong chương trình đào tạo ngành này thường bao gồm:

Quản trị chiến lược

Kế toán và tài chính

Quản trị nhân sự

Quản trị marketing

Quản trị hệ thống thông tin

Nghệ thuật lãnh đạo

Công việc chính của quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là tổng hợp của các quá trình:

- Xác định mục tiêu kinh doanh

- Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra

- Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Mục tiêu chung của quản trị kinh doanh là duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, hướng vào thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quản trị kinh doanh thực chất là một ngành rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Quản trị kinh doanh có thể được tiếp cận theo ba góc độ chủ yếu:

* Quản trị kinh doanh chung (đa ngành, đa lĩnh vực, đa chức năng)

* Quản trị kinh doanh theo đối tượng (hay còn gọi là theo ngành) trong nền kinh tế như: kinh doanh công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm v.v...

* Quản trị kinh doanh theo chức năng trong doanh nghiệp như: quản trị nhân lực, tài chính, marketing, hậu cần, công nghệ, chất lượng v.v...

Ngành Quản trị kinh doanh có thể làm nghề gì?

Ngành Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng trong khối ngành kinh tế, và nó cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể thử sức ở nhiều vị trí công việc khác nhau. Dưới đây là một số nghề liên quan đến Quản trị kinh doanh mà bạn có thể xem xét:

Nhân viên kinh doanh: Tham gia vào các hoạt động kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Chuyên viên tư vấn kinh doanh doanh nghiệp: Tư vấn cho doanh nghiệp về chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác.

Chuyên viên tài chính, kế toán: Quản lý tài chính, lập báo cáo tài chính, và thực hiện kiểm toán.

Chuyên viên nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu và phân tích thông tin thị trường để đưa ra quyết định kinh doanh.

Giám sát kinh doanh: Theo dõi hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu suất, và đề xuất cải tiến.

Ngành Quản trị kinh doanh có mức lương bao nhiêu?

Mức lương của các công việc liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh trung bình có thể dao động từ 20 triệu – 80 triệu. Nếu bạn làm tốt và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì thu nhập của bạn sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Một số mức lương cơ bản của vị trí công việc của ngành này như:

Vị trí giám đốc có mức lương khoảng 15-20 triệu đồng;

Trưởng phòng kinh doanh có mức thu nhập khoảng 10-15 triệu đồng;

Nhân viên kinh doanh có mức thu nhập khoảng 5 – 7 triệu đồng.

Lưu ý: Đây chỉ là mức lương cứng, vị trí công việc đúng chuyên ngành Quản trị kinh doanh thường sẽ có mức lương doanh số theo tình hình phát triển của công ty.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh có địa bàn hoạt động rộng nên bạn sẽ có cơ hội để đến với nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thế giới. Thị trường và môi trường kinh doanh luôn thay đổi vừa là thách thức, vừa là niềm vui cho bạn. Công việc không dập khuôn máy móc khiến bạn không cảm thấy nhàm chán.

Chỉ tính riêng trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tính đến năm 2015, nước ta có hơn 40 vạn doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục phát triển. Nhu cầu về những quản trị viên giỏi, nhạy bén bởi vậy rất lớn.

Đặc biệt, với kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh bài bản được đào tạo, bạn hoàn toàn có thể lập và quản trị công việc kinh doanh của chính mình hoặc doanh nghiệp của gia đình.

Kỹ năng cần thiết cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

- Kiến thức tự nhiên và xã hội, kiến thức về kinh doanh vững vàng

- Thành thạo ngoại ngữ và tin học

- Có khát vọng làm giàu chính đáng

- Sáng tạo và đổi mới, tầm nhìn xa trông rộng

- Có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro

Ngành Quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm?

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm chuẩn xét tuyển vào đại học năm 2023 của ngành Quản trị kinh doanh dao động từ 20,55 đến 28,5 điểm. Trong đó, điểm thi tốt nghiệp cao nhất thuộc về ngành Quản trị kinh doanh quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội với 28,5 điểm, điểm chuẩn thấp nhất thuộc về ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Công nghệ Hòa Bình với 20,55 điểm.

Trong kỳ thi THPT 2023, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh ở miền Bắc tương đối cao, dao động từ 24 đến 36. Các trường đại học khác ở miền Nam có điểm chuẩn thấp hơn, dao động từ 15 - 29 điểm.

Top 10 trường đại học có điểm chuẩn 2023 ngành Quản trị Kinh doanh cao nhất

Dưới đây là danh sách 10 trường đại học có ngành Quản trị Kinh doanh với điểm chuẩn cao nhất năm 2023:

Đại học Ngoại thương: 27.2 – 27.71
Đại học Kinh tế Quốc dân: 27.251
Đại học Thương mại: 26.3 – 26.51
Học viện Tài chính: 26.171
Đại học Kinh tế TP.HCM: 25.52
Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM: 25.02
Đại học Kinh tế Đà Nẵng: 24.751
Đại học Hà Nội: 24.061
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: 24.01
Đại học Thăng Long: 24.541

Danh sách một số trường đại học tiêu biểu có ngành Quản trị kinh doanh

Miền Bắc

Đại học Ngoại thương (Hà Nội)

Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội)

Đại học Thương mại (Hà Nội)

Học viện Tài chính (Hà Nội)

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Miền Trung

Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Đại học Kinh tế Huế

Đại học Quy Nhơn

Đại học Vinh

Miền Nam

Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM

Đại học Tài chính - Marketing

Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trung Kiên

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/nganh-quan-tri-kinh-doanh-la-gi-top-10-truong-dai-hoc-co-diem-chuan-nganh-quan-tri-kinh-doanh-cao-nhat-224893.html