Ngành Tài chính vinh dự được khai sinh đúng ngày đầu tiên thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Ngành Tài chính Việt Nam ra đời ngày 28/8/1945, đúng vào ngày đầu tiên Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Xây dựng chính sách tài chính dựa vào dân, phục vụ nhân dân
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, nhà nước công nông non trẻ vừa giành được chính quyền đã lập tức phải đương đầu với ba thứ giặc, đó là “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm
Ngành Tài chính Việt Nam ra đời ngày 28/8/1945, đúng vào ngày đầu tiên Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
Tình hình chính trị, xã hội của đất nước sau ngày Cách mạng tháng Tám là vô cùng gian nan, phức tạp, ở thế "ngàn cân treo sợi tóc". Nền kinh tế của một nước nông nghiệp lạc hậu nửa thuộc địa, phong kiến, lại bị chủ nghĩa thực dân, phát xít khai thác trong một thời gian dài đã trở nên kiệt quệ.
Ngân quỹ của chính quyền Cách mạng non trẻ gần như trống rỗng, trong khi Đảng và Chính phủ phải đứng trước nhiệm vụ rất nặng nề và cấp bách: xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân, chống âm mưu và hành động bạo loạn lật đổ cùng hành động xâm lược của các thế lực thù địch, khôi phục và phát triển sản xuất, giải quyết hậu quả nặng nề của nạn đói và thiên tai, lũ lụt gây ra…
Đảm bảo nguồn thu đặc biệt dành cho kháng chiến
Những chính sách tài chính như đổi mới hệ thống ngân sách, chuyển từ tài chính tập trung sang phân tán, thành lập các quỹ như: Đảm phụ quốc phòng, Quốc phòng, Tham gia kháng chiến, Công lương,... đã góp phần quan trọng để cung cấp nguồn thu đặc biệt cho kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược đã bùng nổ ở miền Nam.
Với sứ mệnh huy động mọi nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu khẩn cấp và quan trọng của Chính phủ, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng mới thành lập, Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng (9/1945 - 3/1946) đã tập trung xây dựng hệ thống chính sách tài chính theo quan điểm lấy dân làm gốc, dựa vào dân, phục vụ nhân dân vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu trên, ngay sau khi ra đời, ngành Tài chính đã tiến hành cải cách hệ thống thuế cũ, bãi bỏ các thứ thuế bất hợp lý, xây dựng một chế độ thuế mới phù hợp, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp, ủng hộ chính quyền cách mạng.
Với chủ trương dựa vào lòng yêu nước và khát vọng độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, hàng loạt các biện pháp về tài chính nhằm huy động sự đóng góp của toàn dân như Quỹ Độc lập, Tuần lễ vàng, Hũ gạo nuôi quân, Quỹ mùa đông binh sỹ, Bán thóc khao quân, Quỹ bình dân học vụ… đã được phát động để động viên nhân dân góp công, góp của ủng hộ nền độc lập, tự do mới giành được.
Việc khôi phục, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, coi đây là quốc sách hàng đầu cũng được ngành Tài chính thực hiện góp phần khích lệ toàn dân tham gia hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Một nền tài chính độc lập, tự chủ với sự ra đời của Giấy bạc Cụ Hồ
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Cách mạng, công tác phát hành công trái, công phiếu, tín phiếu nhằm củng cố giá trị đồng tiền, hạn chế lạm phát và giải quyết khó khăn về tài chính để phục vụ kháng chiến cũng được triển khai sâu rộng và đạt những kết quả tích cực.
Bên cạnh các giải pháp cấp bách nói trên, ngành Tài chính cũng sớm xác định các nguồn thu lâu dài và thường xuyên cho ngân sách nhà nước phải dựa trên nghĩa vụ đóng góp theo pháp luật Nhà nước của toàn xã hội cũng như mỗi công dân, nên đòi hỏi phải sớm có những chính sách huy động các nguồn lực công bằng, thường xuyên, đều đặn.
Để chủ động về mặt tài chính, khẳng định chủ quyền và sự độc lập về chính trị, kinh tế của Nhà nước cách mạng non trẻ, ngành Tài chính đã phát hành thành công Giấy bạc Tài chính hay Giấy bạc Cụ Hồ, vừa làm vũ khí sắc bén đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận kinh tế, tài chính, tín dụng, tiền tệ, vừa đảm bảo cung cấp cho nhu cầu chi tiêu tài chính của đất nước và quốc phòng. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc hình thành một nền tài chính độc lập, tự chủ, lấy dân làm gốc, dựa vào dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Đáp ứng sự phát triển và yêu cầu ngày càng lớn của công cuộc kháng chiến kiến quốc, đồng thời quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1951, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Lê Văn Hiến (4/1946 - 10/1958), ngành Tài chính đã tích cực tập trung xây dựng và thi hành chính sách tăng thu, giảm chi, chuyển từ chính sách động viên chủ yếu dựa vào tự nguyện, sang chính sách động viên theo nghĩa vụ thông qua hệ thống thuế mới, đặc biệt là thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp. Với mục tiêu đóng góp công bằng, đúng mức theo khả năng thu nhập, hệ thống thuế mới đã góp phần bảo đảm nhu cầu kháng chiến, khuyến khích sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
Việc thống nhất quản lý thu chi tài chính từ trung ương xuống địa phương cũng giúp ngành Tài chính quản lý chặt chẽ các khoản thu khác, bên cạnh việc thực hiện giảm chi đã dần dần thực hiện được thăng bằng thu, chi ngân sách nhà nước. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nền tài chính. Nhờ đó, nền tài chính nhà nước từng bước được xây dựng vững chắc, tạo điều kiện cần thiết để giải quyết hậu quả của nạn đói, thiên tai lũ lụt, cải thiện một bước đời sống của nhân dân, bảo vệ và củng cố chính quyền mới thành lập.
Công tác huy động được nguồn lực tài chính thông qua các chính sách thuế mới cũng góp phần quyết định vào việc bảo đảm cung cấp nhu cầu to lớn về mọi mặt của cuộc kháng chiến, tạo đà làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam lên một tầm cao mới./.
Thống nhất quản lý thu chi từ trung ương tới địa phương
Việc thống nhất quản lý thu chi tài chính từ trung ương xuống địa phương cũng giúp ngành Tài chính quản lý chặt chẽ các khoản thu khác, bên cạnh việc thực hiện giảm chi đã dần dần thực hiện được thăng bằng thu, chi ngân sách nhà nước. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nền tài chính.