Ngành Y tế Gia Viễn chú trọng bảo vệ sức khỏe nhân dân mùa mưa bão

Gia Viễn là huyện nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt. Để chủ động chăm sóc sức khỏe nhân dân và không để các bệnh mùa mưa bão như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, bệnh về đường tiêu hóa... lây lan thành dịch, Trung tâm y tế Gia Viễn đã chỉ đạo các Trạm y tế tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; đồng thời chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện, thiết bị, hóa chất, sẵn sàng cho công tác phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra.

Tuyên truyền cho người dân xã Gia Thịnh (Gia Viễn) về phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão.

Gia Thịnh là xã trọng điểm của huyện Gia Viễnthường xuyên xảy ra ngập úng khi xảy ra mưa bão, lũ lụt, đặc biệt là thôn KênhGà, năm nào thôn cũng có vài lần ngập úng, có năm ngập sâu đến giữa nhà. BàNguyễn Thị Tám, thôn Kênh Gà chia sẻ, thôn Kênh Gà thường xuyên bị ngập úng vàngập sâu nhất của xã Gia Thịnh khi mùa mưa bão, lũ lụt đến. Năm 2018, có thơìđiểm thôn ngập úng kéo dài hàng chục ngày, người dân phải sơ tán lên các nhàcao tầng hoặc ở tạm trong các thuyền bè. “Sống chung với lũ” nên mỗi người dânthôn Kênh Gà được tuyên truyền và có ý thức cao về phòng chống dịch bệnh, bảoquản thức ăn, thực hiện ăn chín uống sôi trong những ngày thời tiết bất ổn, mưagió kéo dài...

Y sỹ Vũ XuânCương, cán bộ Trạm Y tế xã Gia Thịnh cho biết: Là địa bàn trọng điểm về lũ lụtnên hàng năm, công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão được Trạm y tếxã xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện thực hiện từ khá sớm. Theo đó,Trạm y tế xã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trọng tâm như các thuốc điều trị bệnhđau mắt đỏ, viêm đường ruột, nước ăn chân..., trong đó đặc biệt là hóa chấtCloraminB để khử nguồn nước bị ô nhiễm, tránh tình trạng người dân phải sử dụngnguồn nước bị ô nhiễm. Cùng với đó, trước mùa mưa bão, cán bộ, nhân viên Trạm ytế phối hợp cùng đội ngũ y tế thôn xóm, xuống từng địa bàn trong xã để tuyêntruyền, tư vấn, nhắc nhở, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống khôngđể mắc bệnh, thực hiện an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt..., phấnđấu không để xảy ra các loại bệnh và lây lan thành dịch.

Đồng chí ĐặngTiến Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn cho biết: Là địa phương cónhiều xã thuộc vùng trũng, vùng xả lũ của tỉnh, để chủ động phòng, chống dịchbệnh trong mùa mưa bão, Trung tâm Y tế huyện thường xuyên chỉ đạo Trạm y tế cácxã, thị trấn trong huyện quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vệ sinh phòngbệnh tới các tầng lớp nhân dân với mục tiêu nâng cao nhận thức cho người dântrong việc chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưabão, lũ lụt gây ra; phát hiện sớm, khống chế và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnhtrên toàn huyện; giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất, khống chếkhông để dịch bệnh lan ra diện rộng. Theo đó, cùng với đẩy mạnh công tác truyềnthông tại cộng đồng để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịchbệnh; các Trạm y tế xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dânthường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; ngủmàn, ăn chín, uống nước đã đun sôi; thực hiện tốt chỉ tiêu 3 công trình vệ sinhtại các hộ gia đình...

Thông thường, vàomùa mưa bão, lũ lụt, các loại bệnh về đường tiêu hóa, sốt xuất huyết, sốt rét,các bệnh da liễu như ghẻ lở, hắc lào, nước ăn chân... có nguy cơ xuất hiện vàbùng phát thành dịch. Đối với 12 xã nằm trong vùng thường xuyên bị ngập lụt vàcó khu vực dân cư ngoài đê như các xã: Gia Thịnh, Gia Minh, Gia Phong, Gia Hòa,Gia Lạc, Gia Hưng..., Trung tâm y tế huyện chỉ đạo cán bộ, nhân viên các Trạm ytế xã thường xuyên bám sát địa bàn, nhất là những nơi năm trước đã xuất hiệncác ổ dịch để nắm bắt, tuyên truyền người dân vệ sinh môi trường, theo dõi, báocáo nhằm phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịpthời... Đồng thời, Trung tâm y tế huyện cũng cung ứng, phân bổ, trang bị đầy đủcơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng bão lũ theo quy định về 21 Trạm ytế xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thực hiện cấp tận tay người dân, giúp cácđịa phương chủ động trong công tác phòng, chống dịch.

Tại mỗi trạm y tếxã, thị trấn trên địa bàn huyện, chuẩn bị 1 cơ số thuốc phòng chống bão lụt, 1cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh. Mỗi Trạm y tế xã cũng thành lập một Đôịphòng chống dịch lưu động gồm 3 người, được tập huấn về công tác xử lý ổ dịchvà phân công cán bộ bám sát địa bàn, phối hợp với các Trạm y tế và đội ngũ y tếthôn, bản, tổ dân phố giám sát chặt chẽ nhằm phát hiện dịch bệnh sớm nhất. Đôívới Trung tâm y tế huyện, Trung tâm thành lập 2 tổ cấp cứu ngoại viện, có đủphương tiện như xuồng, áo phao, các loại vật tư, trang thiết bị khác theo yêucầu phòng chống dịch, sẵn sàng chi viện cho các đơn vị khi có dịch bệnh xảy ra.Đồng thời Trung tâm chuẩn bị 5 cơ số thuốc chống dịch, 5 cơ số thuốc chống bãolụt và các điều kiện khác như máy phun hóa chất, máy phát điện, xe chuyêndụng…, đáp ứng kịp thời khi có tình huống cấp cứu, phòng, chống dịch, xử lý môitrường sau lụt, bão. Bên cạnh đó, công tác y tế dự phòng và điều trị được phôíkết hợp chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện, chẩn đoán sớm các bệnh truyền nhiễmgây dịch tại các vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Bài, ảnh: Hạnh chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nganh-y-te-gia-vien-chu-trong-bao-ve-suc-khoe-nhan-dan-mua-mua-bao-20190806081741324p4c7.htm