Ngạo nghễ nhà vua, 1 mình sư tử 'cân kèo' với hơn 100 con trâu rừng

Sức mạnh, kỹ năng... có thể rèn luyện theo năm tháng, nhưng khí chất nhà vua là thứ mãi mãi những kẻ dưới không bao giờ có thể bắt chước được.

Hết thảy những gặp gỡ trên đời đều do nhân duyên. Bất kể là sớm hay muộn thì vẫn luôn là đúng lúc, không cần phải tận sức, không cần phải cưỡng cầu.

Duyên phận là điều gì đó rất kỳ lạ, không ai có thể thực sự nói rõ về nó. Có thể hữu duyên vô tình quen biết nhưng lại hiểu thấu nhau. Có thể hài hòa với nhau, nhưng lại không thể ở gần nhau. Không cố ý theo đuổi thì lại có, bỏ tâm cố gắng tìm kiếm thì lại chẳng thành.

Mỗi cá thể đều có những cuộc gặp mà suốt đời này không thể nào quên, có những cuộc gặp là mãi mãi, nhưng cũng có những cuộc gặp sớm “đứt gánh giữa đường”. Tất thảy mọi thứ trên đời đến và đi đều là duyên phận.

Sư tử là bậc thầy săn mồi trong tự nhiên, hội tụ đầy đủ mọi yếu tố cần thiết như chiến lược hợp lý, sức mạnh vũ bão, lúc nhu lúc cương, đủ kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội và sẵn sàng tấn công phủ đầu để chiếm lợi thế. Trong khi đó, trâu rừng là một trong năm loài động vật được đánh giá có thể hình lớn, nguy hiểm và hung dữ nhất châu Phi. Mặc dù không thuộc nhóm động vật ăn thịt, nhưng trâu rừng là hung thần của không ít các loài động vật săn mồi trong tự nhiên. Ngón đòn quen thuộc thường được trâu rừng sử dụng đó là dùng cặp sừng sắc nhọn hất tung đối thủ lên trên cao.

Rõ ràng, cả hai loài động vật này đều không có kế hoạch đụng độ nhau trong những ngày nghỉ ngơi để rồi lại phải sống trong cảm giác lo sợ, mệt mỏi.

Mặc dù được mệnh danh là "chúa tể của rừng xanh", sở hữu bộ kỹ năng săn mồi tuyệt hảo, tuy nhiên theo thống kê của các nhà khoa học, tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử lại tương đối "èo ọt". Theo nghiên cứu, một con sư tử khi trưởng thành chỉ săn được khoảng 15 con mồi mỗi năm. Đặc biệt vào ban ngày, tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử chỉ đạt mức 17-19%.

Đó là nguyên do sư tử thường xuyên đi "dọn dẹp" thức ăn thừa từ những loài săn mồi khác bỏ lại hoặc phải đi cướp "miếng ăn" từ các loài thú ăn thịt khác như linh cẩu, báo...

Ở mặt đối diện, trâu rừng châu Phi là một trong 5 loài động vật có thân hình lớn nhất ở châu Phi, một con trâu khi trưởng thành có thể nặng từ 500 kg đến 1.000 kg. Không chỉ thế, mỗi cá thể trâu rừng đều được trang bị thân hình cường tráng cộng thêm vũ khí đắc lực là cặp sừng sắc nhọn của mình. Trâu rừng sẵn sàng húc chết bất kỳ con vật nào cố tình đe dọa đến tính mạng của nó.

Khi kết hợp thành một đàn lớn, trâu rừng là một thế lực cực kỳ có tiếng nói ở vùng đất này.

Với sự hận thù kéo dài từ ngày xửa ngày xưa, chỉ cần có cơ hội, trâu rừng sẵn sàng trừng phạt kẻ thù "không đội trời chung" sư tử trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Giống như trong đoạn clip, đàn trâu rừng với số lượng lên đến hàng trăm con sau khi phát hiện thấy cặp vợ chồng sư tử đang nghỉ ngơi dưới một bụi cây đã lao đến tấn công. Ban đầu, chiến thuật "lấy thịt đè người" có vẻ hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên sư tử là loài động vật duy nhất được xưng vương. Khi dụ đàn trâu rừng đến khu đất trống, bất ngờ con sư tử đực quay người ngạo nghễ đánh trả. Khí thế áp đảo của nó đã khiến đàn trâu rừng phải run sợ và quay đầu bỏ chạy.

Qui Ánh

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/ngao-nghe-nha-vua-1-minh-su-tu-can-keo-voi-hon-100-con-trau-rung-post316519.html