Ngày 14/5: Ghi nhận 2 ca tử vong do COVID-19 ở Bạc Liêu và Khánh Hòa
Trung bình số tử vong do COVID-19 ghi nhận trong 7 ngày qua là 1 ca; tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.065 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Theo bản tin của Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 13/5 đến 16h ngày 14/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.895 ca nhiễm mới (giảm 331 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 1.585 ca trong cộng đồng).
Thông tin các ca nhiễm mới
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (489), Nghệ An (115), Quảng Ninh (95), Vĩnh Phúc (92), Phú Thọ (92), Yên Bái (86), Tuyên Quang (81), Thái Bình (66), Quảng Bình (54), Bắc Kạn (52), Lào Cai (51), Thái Nguyên (47), Thành phố Hồ Chí Minh (45), Hà Nam (41), Lâm Đồng (38), Lai Châu (34), Nam Định (30), Đà Nẵng (27), Lạng Sơn (26), Ninh Bình (24), Hưng Yên (22), Hà Tĩnh (22), Đắk Nông (22), Hải Phòng (22), Bình Dương (22), Sơn La (21), Cao Bằng (21), Điện Biên (16), Hải Dương (15), Hòa Bình (13), Bình Định (13), Phú Yên (12), Bình Phước (11), Thanh Hóa (10), Hà Giang (10), Bắc Giang (9), Gia Lai (8 ), Quảng Trị (7), Tây Ninh (7), Cần Thơ (5), Bình Thuận (5), Bà Rịa-Vũng Tàu (5), Đồng Nai (4), Khánh Hòa (4), Đồng Tháp (2), Cà Mau (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-114), Bắc Ninh (-70), Phú Thọ (-28).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lai Châu (+23), Hà Nam (+12), Đắk Nông (+12).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 2.589 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.695.036 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.069 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.687.283 ca, trong đó có 9.346.775 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.594.640), Thành phố Hồ Chí Minh (608.929), Nghệ An (483.429), Bắc Giang (386.439), Bình Dương (383.645).
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5.563 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.349.592 ca.
Số bệnh nhân đang thở ôxy là 340 ca, trong đó thở ôxy qua mặt nạ: 267 ca; thở ôxy dòng cao HFNC: 41 ca; thở máy không xâm lấn: 9 ca; thở máy xâm lấn: 21 ca; ECMO: 2 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 13/5 đến 17h30 ngày 14/5 ghi nhận 2 ca tử vong tại: Bạc Liêu (1), Khánh Hòa (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.065 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.505.446 mẫu tương đương 85.810.502 lượt người, tăng 914 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 13/5 có 295.572 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 216.808.145 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 197.015.879 liều: mũi 1 là 71.466.319 liều; mũi 2 là 68.676.726 liều; mũi 3 là 1.506.116 liều; mũi bổ sung là 15.253.721 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 40.090.139 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 22.858 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.401.001 liều: mũi 1 là 8.917.787 liều; mũi 2 là 8.483.214 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 2.391.265 liều: mũi 1 là 2.389.589 liều; mũi 2 là 1.676 liều.
Hoạt động của ngành y tế
Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam từ 0h ngày 15/5/2022.
Tiếp tục tăng cường giám sát trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, trong đó thực hiện tốt việc khám, sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan để điều trị, quản lý kịp thời hạn chế biến chứng. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện tốt các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế trong việc dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm gan virus.
Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng./.