Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

Sáng 2/1/2025, ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm 2025, cũng là ngày thứ 2 Nghị định 168/2024 có hiệu lực, tại Hà Nội, hầu hết người tham gia giao thông đã chấp hành nghiêm quy định an toàn giao thông...

Ngày 2/1/2025, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2025, khắp các ngả đường ở Hà Nội lại trở nên đông đúc. Đến gần 9h, nhiều tuyến đường như Khuất Duy Tiến, Láng, Phạm Hùng... vẫn xảy ra ùn ứ tại một số điểm.

Ngày 2/1/2025, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2025, khắp các ngả đường ở Hà Nội lại trở nên đông đúc. Đến gần 9h, nhiều tuyến đường như Khuất Duy Tiến, Láng, Phạm Hùng... vẫn xảy ra ùn ứ tại một số điểm.

Tại nút giao nhiều tầng Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), ngay từ sớm, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội) đã bố trí cán bộ, chiến sĩ phối hợp các lực lượng khác tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông.

Tại nút giao nhiều tầng Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), ngay từ sớm, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 (Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội) đã bố trí cán bộ, chiến sĩ phối hợp các lực lượng khác tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông.

Mặc dù lượng phương tiện qua nút giao lớn, tuy nhiên không xảy ra tình trạng lộn xộn tại nút giao. Đáng chú ý, việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân rất nghiêm túc.

Mặc dù lượng phương tiện qua nút giao lớn, tuy nhiên không xảy ra tình trạng lộn xộn tại nút giao. Đáng chú ý, việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân rất nghiêm túc.

Nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến thời gian qua "nổi tiếng" với tình trạng người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, đi ngược chiều... Tuy nhiên, theo tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7, sau khi ngày hôm qua (1/1/2025), lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn địa bàn Thành phố tăng cường xử lý vi phạm theo quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1/2025), lượng người vi phạm đã giảm rõ rệt.

Nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến thời gian qua "nổi tiếng" với tình trạng người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, đi ngược chiều... Tuy nhiên, theo tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7, sau khi ngày hôm qua (1/1/2025), lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn địa bàn Thành phố tăng cường xử lý vi phạm theo quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1/2025), lượng người vi phạm đã giảm rõ rệt.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, Thiếu tá Đặng Trần Hưng, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7, cho biết, quá trình xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông còn kết hợp tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân. Mức xử phạt các lỗi như không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, đi ngược chiều được tăng lên rất cao so với Nghị định 100/2019, ở cả ôtô và môtô, xe gắn máy. Sau khi nắm được quy định, người dân đã chấp hành tốt hơn, từ đó vi phạm giảm rõ rệt.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, Thiếu tá Đặng Trần Hưng, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7, cho biết, quá trình xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông còn kết hợp tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân. Mức xử phạt các lỗi như không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, đi ngược chiều được tăng lên rất cao so với Nghị định 100/2019, ở cả ôtô và môtô, xe gắn máy. Sau khi nắm được quy định, người dân đã chấp hành tốt hơn, từ đó vi phạm giảm rõ rệt.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 vẫn phát hiện một số trường hợp vi phạm.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 vẫn phát hiện một số trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đi ngược chiều đường Nguyễn Xiển (đoạn từ đường Phạm Tu đi nút giao Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi). Số người đi ngược chiều này cũng đứng lộn xộn ở ngã tư gây nên tình trạng hỗn loạn giao thông.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đi ngược chiều đường Nguyễn Xiển (đoạn từ đường Phạm Tu đi nút giao Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi). Số người đi ngược chiều này cũng đứng lộn xộn ở ngã tư gây nên tình trạng hỗn loạn giao thông.

Như trường hợp anh N.C.N (sinh năm 2005, sinh viên) điều khiển xe môtô đi ngược chiều trên đường Nguyễn Xiển hướng về nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến thì bị lực lượng chức năng phát hiện, dừng phương tiện để kiểm tra. Với lỗi đi ngược chiều đường của đường một chiều, anh N sẽ bị xử phạt 4 triệu - 6 triệu đồng, trừ 2 điểm trong giấy phép lái xe.

Như trường hợp anh N.C.N (sinh năm 2005, sinh viên) điều khiển xe môtô đi ngược chiều trên đường Nguyễn Xiển hướng về nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến thì bị lực lượng chức năng phát hiện, dừng phương tiện để kiểm tra. Với lỗi đi ngược chiều đường của đường một chiều, anh N sẽ bị xử phạt 4 triệu - 6 triệu đồng, trừ 2 điểm trong giấy phép lái xe.

Còn trường hợp anh T.T.T (Hà Nội) có hành vi vượt đèn đỏ hướng Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Trình bày với lực lượng chức năng, anh T cho biết, do đường đông, thấy một số người vượt lên nên anh cũng đi theo. Khi biết mức phạt lỗi vi phạm của mình từ 4 triệu - 6 triệu đồng, trừ 4 điểm trong giấy phép lái xe.

Còn trường hợp anh T.T.T (Hà Nội) có hành vi vượt đèn đỏ hướng Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Trình bày với lực lượng chức năng, anh T cho biết, do đường đông, thấy một số người vượt lên nên anh cũng đi theo. Khi biết mức phạt lỗi vi phạm của mình từ 4 triệu - 6 triệu đồng, trừ 4 điểm trong giấy phép lái xe.

Hầu hết các trường hợp vi phạm đều đã nhận thức được hành vi vi phạm của mình, hứa sẽ không tái phạm. "Mức phạt quá cao, đây là một bài học đắt giá cho bản thân mình, từ nay tôi sẽ luôn nghiêm túc chấp hành Luật", anh T cho hay.

Hầu hết các trường hợp vi phạm đều đã nhận thức được hành vi vi phạm của mình, hứa sẽ không tái phạm. "Mức phạt quá cao, đây là một bài học đắt giá cho bản thân mình, từ nay tôi sẽ luôn nghiêm túc chấp hành Luật", anh T cho hay.

Trong khung giờ cao điểm sáng nay, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 đã xử lý khoảng 20 trường hợp vi phạm các lỗi vượt đèn đỏ, đi ngược chiều bị xử phạt... Với vi phạm này, mỗi người sẽ bị xử phạt 5 triệu đồng và trừ điểm giấy phép lái xe.

Trong khung giờ cao điểm sáng nay, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 đã xử lý khoảng 20 trường hợp vi phạm các lỗi vượt đèn đỏ, đi ngược chiều bị xử phạt... Với vi phạm này, mỗi người sẽ bị xử phạt 5 triệu đồng và trừ điểm giấy phép lái xe.

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, sau 24 giờ ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP với mức phạt “tăng nặng” cho các hành vi vi phạm cơ bản, Thành phố đã xử phạt 594 trường hợp vi phạm, phạt thành tiền 1.671.825.000 đồng, tạm giữ 189 phương tiện, 385 bộ giấy tờ, tước 19 giấy phép lái xe.

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, sau 24 giờ ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP với mức phạt “tăng nặng” cho các hành vi vi phạm cơ bản, Thành phố đã xử phạt 594 trường hợp vi phạm, phạt thành tiền 1.671.825.000 đồng, tạm giữ 189 phương tiện, 385 bộ giấy tờ, tước 19 giấy phép lái xe.

Qua phân tích, các lỗi vi phạm chủ yếu là vượt đèn đỏ với 62 trường hợp, đi vào đường cấm ngược chiều 20 trường hợp, vi phạm tốc độ 18 trường hợp, dừng đỗ sai quy định 72 trường hợp, vi phạm về nồng độ cồn 138 trường hợp và không đội mũ bảo hiểm 237 trường hợp…

Qua phân tích, các lỗi vi phạm chủ yếu là vượt đèn đỏ với 62 trường hợp, đi vào đường cấm ngược chiều 20 trường hợp, vi phạm tốc độ 18 trường hợp, dừng đỗ sai quy định 72 trường hợp, vi phạm về nồng độ cồn 138 trường hợp và không đội mũ bảo hiểm 237 trường hợp…

Minh Phương

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/ngay-lam-viec-dau-tien-cua-nam-2025-giao-thong-ha-noi-chuyen-bien-ro-ret-182699.html