Ngày mai (16/9), TPHCM chính thức đổi tên đường Lê Văn Duyệt

Các bảng tên trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh đã được gắn thành Lê Văn Duyệt để chuẩn bị cho Lễ công bố Quyết định đổi tên vào ngày mai (16/9).

Ngày mai, đường Đinh Tiên Hoàng chính thức mang tên Lê Văn Duyệt

Ngày mai, đường Đinh Tiên Hoàng chính thức mang tên Lê Văn Duyệt

Theo kế hoạch, Lễ công bố Quyết định đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng thành đường Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh sẽ được tổ chức vào ngày 16/9 tại Di tích lịch sử Văn hóa Lăng Lê Văn duyệt, quận Bình Thạnh. Đây cũng là ngày Tiên thường trong Lễ giỗ lần thứ 188 Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt.

Ngắm nhìn con đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh trước ngày đổi tên

Ngắm nhìn con đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh trước ngày đổi tên

Từ ngày mai, TPHCM có con đường Lê Văn Duyệt

Từ ngày mai, TPHCM có con đường Lê Văn Duyệt

Việc đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng với chiều dài hơn 900m, lộ giới 30m ở quận Bình Thạnh thành đường Lê Văn Duyệt được HĐND TPHCM thông qua tại Kỳ họp 20 của HĐND TPHCM khóa IX.

Tuyến đường Lê Văn Duyệt gắn với Lăng Ông Bà Chiểu

Tuyến đường Lê Văn Duyệt gắn với Lăng Ông Bà Chiểu

Năm nay, Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố, Sở Văn hóa & Thể thao, UBND quận Bình Thạnh sẽ tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 188 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832 - 2020) trong 2 ngày 16 và 17/9/2020 (nhằm ngày 29/7 và Mùng 1/8 năm Canh Tý).

Trước năm 1975, đường Đinh Tiên Hoàng cũng mang tên Lê Văn Duyệt

Trước năm 1975, đường Đinh Tiên Hoàng cũng mang tên Lê Văn Duyệt

Công tác chuẩn bị Lễ Giỗ lần thứ 188 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt dần hoàn thiện

Công tác chuẩn bị Lễ Giỗ lần thứ 188 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt dần hoàn thiện

Lê Văn Duyệt (1764 - 1832) còn gọi là Tả Quân Duyệt, sinh ra trong gia đình nông dân tại Cù Lao Hổ, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang.

Năm 17 tuổi, Lê Văn Duyệt gặp chúa Nguyễn Phúc Ánh, sau đó được tuyển làm Thái giám Nội đình. Nhờ hiểu biết việc binh, ông được chúa Nguyễn tin dùng và được đứng vào hàng tướng lĩnh từ năm 1789.

Khi Gia Long lên ngôi, vua xem Lê Văn Duyệt là Đệ nhất khai quốc công thần và phong chức Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân. Lê Văn Duyệt được giao làm tổng trấn Gia Định Thành (cai quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang) lần thứ nhất từ năm 1813 đến 1816; lần thứ hai từ năm 1820 đến lúc qua đời.

Lê Văn Duyệt có khả năng về quân sự lẫn chính trị, ngoại giao; là một vị quan nghiêm khắc, thanh liêm.

Với miền Nam, ông có công khai hoang, lập ấp, làm cho một vùng rừng rậm, đầm lầy trở nên trù phú với một nền an ninh vững chắc. Tả quân cũng là người có công lớn trong việc đào kinh Vĩnh Tế tại Châu Đốc - An Giang.

Kim Sáng

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/doi-song/ngay-mai-169-tphcm-chinh-thuc-doi-ten-duong-le-van-duyet-55526.html