Ngày Quốc tế chó là ngày nào?

Ngày Quốc tế chó (International Dog Day) là ngày được tổ chức hàng năm để tôn vinh tất cả các loài chó, bất kể hình dạng, kích cỡ, màu sắc và tuổi tác.

Ngày 26 tháng 8 năm 2024 là Ngày Quốc tế chó được thế giới công nhận vào năm 2004. Mục đích kêu gọi mọi người hãy dành tình yêu thương cho những chú chó, khuyến kích mọi người hãy nhận nuôi những chú chó bị bỏ rơi.

Ngày Quốc tế chó là ngày nào?

Ngày quốc tế chó chính là ngày do chuyên gia bảo vệ động vật và vật nuôi gia đình Colleen Paige lựa chọn. Cô lấy ngày mình nhận nuôi chú chó đầu tiên Sheltie từ trại động vật địa phương, khi cô mới 10 tuổi làm ngày Quốc tế chó 26/8. Với mục đích kêu gọi mọi người hãy dành tình yêu thương cho loài chó và khuyến khích mọi người hãy nhận nuôi những chú chó bị bỏ rơi. Ngày này đã được thông qua trên khắp thế giới, thậm chí nó còn được viết thành luật ở New York.

Ý nghĩa ngày Quốc tế chó

Ngày quốc tế chó là ngày nào, có ý nghĩa gì khi bên cạnh những chú chó cưng được yêu thương và chăm sóc như người thân trong gia đình thì hằng năm có hàng triệu chú chó bị bỏ rơi trên thế giới. Những chó chó không nơi nương tựa hoặc bị ngược đãi bởi chính những người chủ của chúng.

Ngày Quốc tế chó 26/8 được xem là một ngày kỷ niệm cho các giống chó, cũng là ngày tôn vinh những chú chó đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ con người.

Colleen Paige mong muốn có thể thông qua ngày này nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc làm bạn và nhận nuôi chó. Chó chính là một người bạn đồng hành quan trọng đối với con người. Hãy yêu thương và dành sự quan tâm cho chúng đồng thời hãy nhận nuôi các con chó từ trạm cứu hộ nếu có thể.

Những sự thật thú vị về loài chó

Chó có nguồn gốc từ một loài hoàn toàn khác đã biến mất hàng ngàn năm trước chứ không phải là từ sói như nhiều người vẫn tưởng. Dù DNA của những con sói hiện đại và chó phù hợp tới 99% nhưng chúng chỉ là họ hàng xa của nhau mà thôi.

Chó có hai mũi. Mũi thứ hai của chó là một thụ thể “cảm giác ngửi” không tiếp nhận mùi bình thường như những gì con người có thể cảm nhận, được gọi là cơ quan vomeronasal hay còn là Organ Jacobson.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mũi chó có hình dạng vân riêng biệt. Vân mũi của mỗi con chó duy nhất và đặc biệt như dấu vân tay của con người. Vì vậy, vân mũi có thể được sử dụng để xác định chính xác mỗi con chó. Từ năm 1938, câu lạc bộ Kennel Canada đã sử dụng vân mũi của chó để xác minh danh tính.

Chó có thể thấy một số màu sắc gồm xanh lục, vàng và xanh dương. Tuy nhiên chúng không thể nhìn ra màu đỏ hoặc màu đỏ đậm.

Những chú chó có trí thông minh tương tự như những đứa trẻ 2 tuổi, có thể hiểu tới 250 từ và cử chỉ, cũng như các số lên đến 5 và những phép tính đơn giản.

Mắt của một chú có gồm ba mí: một trên, một dưới và một mí thứ ba được gọi là màng mắt để nhấp nháy có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ mắt khỏi các dị vật.

Loài chó Basenji có nguồn gốc từ Trung Phi là loài chó duy nhất không thể sủa.

Chó có khứu giác mạnh hơn con người gấp 10.000 lần nên ở một số nơi trên thế giới chúng được huấn luyện để phát hiện các loại bệnh như ung thư, sốt rét và nhiễm virus...

Chó toát mồ hôi từ lòng bàn chân chứ không phải bằng cách thè lưỡi như nhiều người vẫn tưởng. Tất cả các giống chó có lưỡi màu hồng trừ giống chó Su ở Trung Quốc là trường hợp duy nhất có lưỡi màu đen.

T. Linh (T/H)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/ngay-quoc-te-cho-la-ngay-nao-d201190.html