Ngày quốc tế phụ nữ và chuyện về những phận đời mưu sinh nhờ bãi rác

Tại bãi rác thải của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), mỗi ngày đều có một nhóm chị em phụ nữ tập trung ở đó. Họ đợi để mỗi khi xe chở rác về tập kết sẽ tiến hành thu lượm các phế liệu đem về bán lấy tiền, trang trải cho cuộc sống.

Bãi tập kết rác của huyện Cam Lộ nằm bên đường Hồ Chí Minh nhánh Bắc, cách trung tâm huyện chừng 7km. Ở đây giống như một “núi rác” khổng lồ, với những mùi hôi thối nồng nặc, đầy rẫy ruồi nhặng. Điều đặc biệt, trên những núi rác ấy có một nhóm khoảng 7-8 người, đang miệt mài làm việc thu lượm những phế liệu, thứ người ta bỏ đi để cho vào bao đem về bán, lấy tiền trang trải cuộc sống.

Bãi tập kết rác của huyện Cam Lộ nằm bên đường Hồ Chí Minh nhánh Bắc, cách trung tâm huyện chừng 7km. Ở đây giống như một “núi rác” khổng lồ, với những mùi hôi thối nồng nặc, đầy rẫy ruồi nhặng. Điều đặc biệt, trên những núi rác ấy có một nhóm khoảng 7-8 người, đang miệt mài làm việc thu lượm những phế liệu, thứ người ta bỏ đi để cho vào bao đem về bán, lấy tiền trang trải cuộc sống.

Ghi nhận của PV một ngày đầu tháng 3, cứ mỗi khi xe chở rác về, là nhóm những chị em phụ nữ ấy lại tất tả lao vào cào, bới, móc, thu lượm những chai, lọ, sắt vụn rồi phân loại...

Ghi nhận của PV một ngày đầu tháng 3, cứ mỗi khi xe chở rác về, là nhóm những chị em phụ nữ ấy lại tất tả lao vào cào, bới, móc, thu lượm những chai, lọ, sắt vụn rồi phân loại...

Chị N.T.B - một người thu gom phế liệu tại bãi rác chia sẻ, gia đình chị đã nghèo, nhà chồng còn nghèo hơn. Bản thân chồng chị không được nhanh nhẹn nên việc lớn việc nhỏ đều một tay chị lo liệu. Lúc trước, chị đi cắt lúa, trồng thủy sản cho người khác. Khi có gia đình, vì một số lí do nên chị chọn việc nhặt phế liệu làm công việc mưu sinh.

Chị N.T.B - một người thu gom phế liệu tại bãi rác chia sẻ, gia đình chị đã nghèo, nhà chồng còn nghèo hơn. Bản thân chồng chị không được nhanh nhẹn nên việc lớn việc nhỏ đều một tay chị lo liệu. Lúc trước, chị đi cắt lúa, trồng thủy sản cho người khác. Khi có gia đình, vì một số lí do nên chị chọn việc nhặt phế liệu làm công việc mưu sinh.

Từ sáng đến chiều tối, chị B. phải vật lộn với hàng tấn rác để thu lượm chai lọ, thùng giấy bán lấy tiền. Những vật mà người khác vứt đi như chiếu, nệm còn xài được, chị cũng không ngần ngại lấy về sử dụng.

Từ sáng đến chiều tối, chị B. phải vật lộn với hàng tấn rác để thu lượm chai lọ, thùng giấy bán lấy tiền. Những vật mà người khác vứt đi như chiếu, nệm còn xài được, chị cũng không ngần ngại lấy về sử dụng.

Bà N.T.Đ (56 tuổi) người có nhiều năm sinh sống nhờ vào bãi rác cho biết, trước đây bà làm tại bãi rác ở thành phố Đông Hà sau này mới chuyển về đây. Gia đình khó khăn từ nhỏ, bản thân bà không có việc làm nên đành bới rác kiếm tiền lo cho cuộc sống, vì tuổi cao sức yếu nên hàng ngày bà chỉ kiếm được vài chục nghìn.

Bà N.T.Đ (56 tuổi) người có nhiều năm sinh sống nhờ vào bãi rác cho biết, trước đây bà làm tại bãi rác ở thành phố Đông Hà sau này mới chuyển về đây. Gia đình khó khăn từ nhỏ, bản thân bà không có việc làm nên đành bới rác kiếm tiền lo cho cuộc sống, vì tuổi cao sức yếu nên hàng ngày bà chỉ kiếm được vài chục nghìn.

“Kiếm được nhiều thì ăn nhiều, kiếm ít thì ăn ít. Bệnh tật tới đâu hay tới đấy nhưng phải làm để kiếm tiền trước đã. Chúng tôi sống với rác quen rồi, bãi rác là nguồn sống của chúng tôi”, bà Đ. nói.

“Kiếm được nhiều thì ăn nhiều, kiếm ít thì ăn ít. Bệnh tật tới đâu hay tới đấy nhưng phải làm để kiếm tiền trước đã. Chúng tôi sống với rác quen rồi, bãi rác là nguồn sống của chúng tôi”, bà Đ. nói.

Dù làm việc trong môi trường cực kỳ bẩn thỉu, độc hại nhưng trang bị bảo hộ lao động của những người này lại rất sơ sài. Đó chỉ là một chiếc móc sắt, đôi găng tay cao su mỏng, đôi ủng. Đôi lúc đụng phải mảnh chai, mảnh sắt thì chuyện đứt tay là khó tránh khỏi.

Dù làm việc trong môi trường cực kỳ bẩn thỉu, độc hại nhưng trang bị bảo hộ lao động của những người này lại rất sơ sài. Đó chỉ là một chiếc móc sắt, đôi găng tay cao su mỏng, đôi ủng. Đôi lúc đụng phải mảnh chai, mảnh sắt thì chuyện đứt tay là khó tránh khỏi.

Phần lớn những người lượm rác đều có hoàn cảnh khó khăn, không nghề nghiệp, không đất sản xuất. Mặc dù họ biết làm nghề này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì nghèo nên họ phải bươn chải kiếm thêm đồng thu nhập, trang trải cho cuộc sống gia đình.

Phần lớn những người lượm rác đều có hoàn cảnh khó khăn, không nghề nghiệp, không đất sản xuất. Mặc dù họ biết làm nghề này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì nghèo nên họ phải bươn chải kiếm thêm đồng thu nhập, trang trải cho cuộc sống gia đình.

Ông Trần Hoài Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho hay, công trình xử lý rác thải của huyện được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ xử lý rác trên địa bàn. Khi công trình hoàn thành, đã cho chạy thử 1 tháng và đều đạt công suất theo thiết kế. Tuy nhiên, khâu vận hành đang gặp khó khăn do thiếu kinh phí duy trì, hiện huyện đang đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ để vận hành trở lại.

Xem thêm video đang được quan tâm:

5 loại trái cây ăn khi đói tốt không kém gì thuốc bổ

Hoàng Dũng

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/ngay-quoc-te-phu-nu-va-chuyen-ve-nhung-phan-doi-muu-sinh-nho-bai-rac-17222030810183893.htm