Ngày quốc tế thổ dân

Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hiện trên thế giới có khoảng 500 triệu thổ dân (người bản xứ) ở gần 90 quốc gia trên thế giới.

Người bản xứ Nenets.

Người bản xứ Nenets.

Họ đang sinh sống ở hơn 5.000 cộng đồng và nói 6.700 ngôn ngữ khác nhau. Họ là những cư dân bản địa, có gốc tích lâu đời tại một vùng và tựu chung là một dân tộc.

Mỗi nhóm người đều có phong tục - tập quán rất khác nhau và từng ngày đang cố gắng để bảo tồn truyền thống cùng các di sản văn hóa quý báu trước sự đồng hóa trong khu vực.

Nói cách khác, họ đang giữ gìn những nét riêng và tạo ra sự đa dạng, phong phú về thói quen, nếp sống trong cộng đồng. Và để ghi nhớ sự đa dạng đẹp đẽ ấy, năm 1994, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 9/8 là Ngày quốc tế thổ dân (người bản xứ).

Người Nenets của Siberia là một ví dụ tiêu biểu về các dân tộc du mục, đặc biệt cũng là một dân tộc có sức sống phi thường. Tại Siberia (Bắc cực), một nơi quanh năm lạnh giá, nhiệt độ mùa đông có thể xuống âm 45 độ C, còn vào hè cũng tới âm 20 độ C.

Vì thế, người dân nơi đây chủ yếu di chuyển bằng tuần lộc, ăn uống, dựng nhà cũng từ loài thú này. Thổ dân ở đây thuộc nhóm người nổi tiếng nhất về nuôi tuần lộc, họ gọi là hươu tuyết để kéo xe với khoảng hơn 300 nghìn con.

Người Nenets và các con hươu có một mối quan hệ rất mật thiết, người ở đâu vật luôn theo đó và ngược lại. Con vật sẽ cung cấp thịt, da, lông, xương, sừng… cho người và người cũng bảo vệ chúng khỏi các thiên địch và di cư an toàn theo mùa.

Người bản xứ Him Ba.

Người bản xứ Him Ba.

Người Himba của Namibia và Angola lại là một dân tộc chịu nắng khủng khiếp trên sa mạc. Vì hàng tháng không có nước mưa tắm rửa, nên họ phải lấy bùn nhão trét vô người. Riêng phụ nữ nơi đây thường làm đẹp bằng đất đỏ bôi lên da, tóc. Họ cũng chỉ tắm một vài lần trong đời, thường là trước khi lấy chồng và giữ kiểu tóc riêng tới khi chết.

Người bản xứ Musi.

Người bản xứ Musi.

Người Mursi tại Ethiopia đến tuổi cập kê con gái phải căng môi, còn con trai đi nhảy bò. Vào tuổi 15, các thiếu nữ sẽ găm một cái đĩa gốm vào môi dưới, và thông thường ở hai dái tai cũng đeo một số vật lớn.

Trước khi lấy chồng, cô gái sẽ làm lễ căng môi, mới đầu xuyên một cái đĩa to, đường kính khoảng 4cm và mỗi tuần lại thay mới đến khi nó to 20cm.

Nhiều sử liệu cho rằng, họ đã làm vậy để trông xấu đi, không bị bán làm nô lệ. Nam nhi Mursi cũng có cách chứng tỏ mình đã trưởng thành, gan dạ bằng việc chạy nhảy bốn lần qua lưng của một đàn bò mà không bị ngã.

Trong các dân tộc châu Á, người Kayan của Myamar lại coi vẻ đẹp nằm ở cái cổ dài, thon thả. Phụ nữ cổ càng cao, càng chứng tỏ duyên dáng. Từ khi 5 tuổi, các bé gái ở đây đã được đeo vòng cổ và tăng dần số lượng cho tới 30 cái lúc 20 tuổi.

Người bản xứ Brokpa.

Người bản xứ Brokpa.

Do sống trong môi trường thung lũng đầy hoa nên suốt ngày phụ nữ Brokpa ở Ấn Độ đều đội hoa và đeo những sợi dây bạc dài thòng quanh mái tóc để vừa chống gió vừa tạo âm thanh vui tai. Không chỉ phụ nữ mới cài hoa, nam giới Brokpa cũng vậy.

Tương tự, nam giới Qahtan vùng Asir (Ả-rập Xê-út) cũng luôn làm đỏm bằng mũ hoa, kẹp hoa ở đầu và áo. Có bao nhiêu thứ hoa trồng hay mua được, họ đều đội lên đầu, ngoài giúp trẻ trung, hấp dẫn còn phòng nhức đầu.

Người bản xứ Huli.

Người bản xứ Huli.

Người bản xứ Yao.

Người bản xứ Yao.

Nói tới đầu tóc, phải kể tới phụ nữ Yao Quảng Tây (Trung Quốc) vì họ là người rất thích nuôi tóc và luôn để tóc dài, cả đời không cắt. Khi chưa lấy chồng các cô gái nơi đây thả tóc buông xuôi, song đã thành hôn thì búi lại làm cục trên đầu. 18 tuổi, thiếu nữ Yao bắt đầu khoe tóc, ai có mái tóc dài đen nhánh sẽ được nhiều chàng trai để ý.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/ngay-quoc-te-tho-dan-VGJGA5n7R.html