Ngày thơ Việt Nam 2024 đông khách bất chấp mưa rét

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 chính thức trở lại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ngày thơ Việt Nam tiếp tục trở thành sân chơi bổ ích cho những người yêu thơ, bởi vậy số lượng du khách người không giảm dù thời tiết mưa, lạnh.

Ngày thơ Việt Nam 2024 lần thứ 2 trở lại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long vào hai ngày 24/2 và 25/2 (tức 15, 16 tháng Giêng). Với nhiều nỗ lực đổi mới, Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 kỳ vọng mang đến cho người dân Thủ đô một bữa tiệc thi ca giàu sắc màu.

Ngày thơ Việt Nam 2024 lần thứ 2 trở lại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long vào hai ngày 24/2 và 25/2 (tức 15, 16 tháng Giêng). Với nhiều nỗ lực đổi mới, Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 kỳ vọng mang đến cho người dân Thủ đô một bữa tiệc thi ca giàu sắc màu.

Ngày thơ Việt Nam năm 2024 với chủ đề Bản hòa âm đất nước là cuộc hội ngộ thi ca các dân tộc Việt Nam, mang đến công chúng di sản thi ca 54 dân tộc, các tác phẩm viết về thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam.

Ngày thơ Việt Nam năm 2024 với chủ đề Bản hòa âm đất nước là cuộc hội ngộ thi ca các dân tộc Việt Nam, mang đến công chúng di sản thi ca 54 dân tộc, các tác phẩm viết về thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam.

Sự kiện chính của Ngày thơ Việt Nam được thực hiện trên trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long, từ cửa Đoan Môn đến Cột Cờ Hà Nội.

Sự kiện chính của Ngày thơ Việt Nam được thực hiện trên trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long, từ cửa Đoan Môn đến Cột Cờ Hà Nội.

Năm nay, thiết kế tổng thể của Ngày thơ Việt Nam được lấy cảm hứng từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nền thơ ca của 54 dân tộc anh em. Bởi vậy, đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu, với họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc Việt Nam.

Năm nay, thiết kế tổng thể của Ngày thơ Việt Nam được lấy cảm hứng từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nền thơ ca của 54 dân tộc anh em. Bởi vậy, đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu, với họa tiết trang trí trên trang phục của các dân tộc Việt Nam.

Trên mỗi mầm lá viết một câu thơ hay do nhà thơ Trần Đăng Khoa chịu trách nhiệm của nhóm tuyển chọn. Tổng cộng sẽ có 54 câu thơ, tương ứng với con số 54 dân tộc.

Trên mỗi mầm lá viết một câu thơ hay do nhà thơ Trần Đăng Khoa chịu trách nhiệm của nhóm tuyển chọn. Tổng cộng sẽ có 54 câu thơ, tương ứng với con số 54 dân tộc.

Đây là năm thứ hai BTC dựng không gian Nhà ký ức tại Ngày thơ Việt Nam 2024, là nơi trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc thiểu số đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Nhà ký ức mang hình dáng kiến trúc một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên.

Đây là năm thứ hai BTC dựng không gian Nhà ký ức tại Ngày thơ Việt Nam 2024, là nơi trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc thiểu số đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Nhà ký ức mang hình dáng kiến trúc một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên.

Phần trưng bày Nhà Ký ức do Bảo tàng Văn học Việt Nam thực hiện. Tại Ngày thơ Việt Nam năm nay, Nhà ký ức giới thiệu đến du khách hiện vật, tư liệu của 12 nhà thơ tiêu biểu phản ánh cảm xúc thi ca đặc sắc, độc đáo của nhiều dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết các dân tộc, từ núi rừng phía Bắc tới miền Trung, Tây Nguyên, xuống Nam Trung Bộ rồi về Đất Mũi...

Phần trưng bày Nhà Ký ức do Bảo tàng Văn học Việt Nam thực hiện. Tại Ngày thơ Việt Nam năm nay, Nhà ký ức giới thiệu đến du khách hiện vật, tư liệu của 12 nhà thơ tiêu biểu phản ánh cảm xúc thi ca đặc sắc, độc đáo của nhiều dân tộc anh em trong khối đại đoàn kết các dân tộc, từ núi rừng phía Bắc tới miền Trung, Tây Nguyên, xuống Nam Trung Bộ rồi về Đất Mũi...

Trước đó, Nhà ký ức năm 2023 khá gây thất vọng về số lượng kỷ vật. Giải thích về sự cố này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng việc lưu trữ tư liệu, hiện vật của các nhà văn nhà thơ chưa chuyên nghiệp nên thiếu thốn rất nhiều. “Tuy nhiên dù thiếu chúng tôi vẫn phải bày biện thôi”, ông Thiều nói.

Trước đó, Nhà ký ức năm 2023 khá gây thất vọng về số lượng kỷ vật. Giải thích về sự cố này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng việc lưu trữ tư liệu, hiện vật của các nhà văn nhà thơ chưa chuyên nghiệp nên thiếu thốn rất nhiều. “Tuy nhiên dù thiếu chúng tôi vẫn phải bày biện thôi”, ông Thiều nói.

Sáng 24/2, Hà Nội chìm trong mưa mù, giá lạnh nhưng không ngăn được bước chân người yêu thơ, mê thơ đến với Hoàng thành Thăng Long để chiêm ngưỡng, tìm hiểu về nhiều nhà thơ lớn tại Việt Nam.

Sáng 24/2, Hà Nội chìm trong mưa mù, giá lạnh nhưng không ngăn được bước chân người yêu thơ, mê thơ đến với Hoàng thành Thăng Long để chiêm ngưỡng, tìm hiểu về nhiều nhà thơ lớn tại Việt Nam.

Những hạng mục cuối cùng chuẩn bị cho đêm thơ được gấp rút hoàn thiện trong mưa. Đêm thơ luôn là điểm nhấn đặc sắc của Ngày thơ Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm nay đêm thơ được thực hiện với chủ đề Bản hòa âm đất nước do nhà thơ Trần Hữu Việt viết kịch bản văn học, nhà báo Phan Đăng viết lời bình và dẫn dắt chương trình cùng Á hậu Thụy Vân. Ban tổ chức tự hào bởi hai người dẫn chương trình có mức cát xê đắt đỏ hào hứng nhận lời, không màng thù lao.

Những hạng mục cuối cùng chuẩn bị cho đêm thơ được gấp rút hoàn thiện trong mưa. Đêm thơ luôn là điểm nhấn đặc sắc của Ngày thơ Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm nay đêm thơ được thực hiện với chủ đề Bản hòa âm đất nước do nhà thơ Trần Hữu Việt viết kịch bản văn học, nhà báo Phan Đăng viết lời bình và dẫn dắt chương trình cùng Á hậu Thụy Vân. Ban tổ chức tự hào bởi hai người dẫn chương trình có mức cát xê đắt đỏ hào hứng nhận lời, không màng thù lao.

Đêm thơ chia làm bốn phần gồm trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực phía Bắc, các nhà thơ quốc tế tham gia giao lưu và đọc thơ, trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Dịp này, Á hậu Thụy Vân ngâm bài thơ Những người mẹ núi của tác giả Đỗ Thị Tấc.

Đêm thơ chia làm bốn phần gồm trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực phía Bắc, các nhà thơ quốc tế tham gia giao lưu và đọc thơ, trình diễn và đọc thơ của các tác giả khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam. Dịp này, Á hậu Thụy Vân ngâm bài thơ Những người mẹ núi của tác giả Đỗ Thị Tấc.

Trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam 2024, người dân có thể tham quan Nhà ký ức, Đường thơ, tham gia trò chơi đố thơ, các buổi giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm của các nhà thơ trẻ, các nhà thơ đã thành danh, hoạt động của một số câu lạc bộ thơ trong các Quán thơ do BTC sắp xếp.

Trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam 2024, người dân có thể tham quan Nhà ký ức, Đường thơ, tham gia trò chơi đố thơ, các buổi giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm của các nhà thơ trẻ, các nhà thơ đã thành danh, hoạt động của một số câu lạc bộ thơ trong các Quán thơ do BTC sắp xếp.

Gia Linh - Duy Phạm

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngay-tho-viet-nam-2024-dong-khach-bat-chap-mua-ret-post1614716.tpo