Nghệ An tiếp tục khơi thông dòng vốn tín dụng chính sách

Từ ngày 1/7/2025 đến nay, sau 3 tuần lễ vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, trên nhiều địa phương và nhiều ngành, trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng bắt nhịp, thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục đảm bảo tín dụng chính sách thông suốt, phục vụ nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách tốt nhất, hiệu quả hơn.

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An không sáp nhập vơítỉnh nào khác, được là một đơn vị hành chính (ĐVHC) độc lập, song đã rất tích cựcsắp xếp ĐVHC cấp xã, từ con số 412 giảm còn 130, bao gồm 119 xã và 11 phường. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục duy trì ổn địnhsự hoạt động mạng lưới Điểm giao dịch và lịch giao dịch trên địa bàn lớn nhất cảnước (16.490 km), nhằm bảo đảm tín dụng chính sách thông suốt sau sáp nhập.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Nghệ An, ông Trần Khắc Hùng cho biết, ngaysau cuộc “sắp xếp lạigiang sơn” này, toàn bộ bộ máy của đơn vị từ trên miền núi cao biên giơíViệt Lào đến ngoài biển xa đã nhanh chóng hòa nhập, bắt nhịp. Tất cả 19 phònggiao dịch NHCSXH tại các huyện và 412 Điểm giao dịch xã cũ được giữ lại đều đồngloạt ra quân tiếp tục phục vụ nhân dân. Đội ngũ gần 350 cán bộ, người lao độnglàm công tác điều hành, tác nghiệp tín dụng chính sách, trên quê hương Xứ Nghệvẫn ngày ngày bám sát cơ sở không chỉ hối hả chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồnvốn ưu đãi của Chính phủ về tận bản làng, khu phố, đến đúng từng đối tượng thụhưởng.

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Nghệ An họp.

Các phònggiao dịch cũng duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 6.059 Tổ tiết kiệm vàvay vốn, đồng thời chủ động phối hợp chặt trẽvới UBND các xã, phường mới, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác thôngbáo chính xác, đầy đủ về địa điểm giao dịch mới, lịch giao dịch cố định, thơìgian giao dịch… của NHCSXH sau sáp nhập, giúp các ban quản lý tổTK&VV và khách hàng có thể đến giao dịch đúng kỳ, đúng hẹn.

Theo hướng dẫn của Giám đốc Trần Khắc Hùng chúng tôi đến một số địaphương để “mục sở thị” công việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách trênđịa bàn Nghệ An giữa những ngày vận hành chính quyền 2 cấp.

Tại xã Hạnh Lâm - đơn vị được nhập trên cơ sở 2 xã Thanh Đức và Hạnh Lâmcũ, từ đầu giờ sáng cán bộ tín dụng tổ giao dịch NHCSXH lưu động đã có mặt ở Điểmgiao dịch đặt giữa Hội trường UBND xã rộng rãi, khang trang để cho phiên giao dịchđầu tiên với không khí sôi nổi và hào hứng.

Tại đây các thủ tục vay vốn tín dụngchính sách được niêm yết công khai đầy đủ và rất nhiều bà con, tổ trưởng TổTK&VV, đại diện lãnh đạo chính quyền, các Hội đoàn thể làm nhiệm vụ ủy tháccũng có mặt để họp giao ban với NHCSXH và làm thủ tục vay vốn chínhsách.

Toàn bộ mạng lưới điểm giao dịch của NHCSXH Nghệ An được giũ nguyên sau sáp nhập , đã và đang tiếp tục , tích cực hoạt động khơi thông dòng chảy vốn tín dụng chính sách.

Ông Hoàng Đình Tuấn, ngụ xóm 4, xã Hạnh Lâm cho biết: “Cán bộphòng giao dịch NHCSXH Thanh Chương rất gắn bó với thôn bản và hiểu rõ cuộc sốngvà nhu cầu của dân nghèo chúng tôi, lại còn tận tâm giúp đỡ mọi người vay vốnthuận lợi, nhanh chóng. Gia đình tôi hiện được ngân hàng giảiquyết vay lần thứ 3 đến 100 triệu đồng nhưng không hề phải đợi chờ lâu”. Gia đình ông Hoàng Đình Tuấn là hội viên Hội cựu chiến binh xã HạnhLâm đã sử dụng nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Thanh Chương cũ đầu tư trồng rừngkeo, kết hợp nuôi bò và gia cầm, thu nhập ổn định 150 đến 200 triệu đồng môĩnăm, hiện ông tiếp tục vay vốn chính sách để mở rộng cơ sở trồng trọt, chănnuôi.

Tại Điểm giao dịch của NHCSXH Nam Đàn - nơi hội tụ 5 xã cũ Nam Cát,Nam Giang, Hùng Tiến, Xuân Hồng, Kim Liên được trang bị đầy đủ các biển chỉdẫn, biển hiệu, bảng tin, thông báo chính sách các trang thiết bị làm việc để đảmbảo phục vụ khách hàng tốt nhất. Phó chủ tịch UBND xã Kim Liên, ông Nguyễn VănGiao nhận xét: sau sáp nhập, địa bàn xã mới rộng hơn gấp 2,3 lần xã cũ nhưng hâùhết bà con vẫn được vay vốn, trả nợ, nộp lãi với NHCSXH tại Điểm giao dịch cũnên rất thuận lợi.

“Thông quahơn 40 tỷ đồng vốn chính sách của NHCSXH Nam Đàn đã góp phần giảm tỷ lệ hộnghèo của xã giai đoạn 2020-2025 từ 4,1 xuống còn 0,55%” ông Phó chủ tịch xãKim Liên khẳng định.

Từ Điểm giao dịch của NHCSXH ở 2 xã Hạnh Lâm và Kim Liên, nhìn rộng ratrên địa bàn tỉnh Nghệ An sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp,dòng chảy tín dụng chính sách luôn thông suốt.

Cán bộ tín dụng của các phòng giao dịch NHCSXH ở Nghệ An vẫn kiên trì bám địa bàn cơ sở nhiệt tình, tận tâm giúp dân vay vốn, sử dụng vốn vay đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Báo cáo cho thấy: 19 phòng giaodịch và Hội sở tỉnh của NHCSXH - Chi nhánh Nghệ An vẫn được duy trì hoạt động;308 Điểm giao dịch đặt tên theo tên điểm giao dịch cũ, 104 Điểm giao dịch đượcđổi tên mới; 321/412 điểm giao dịch được bố trí giao dịch tại các Hội trường tạitrụ sở UBND xã cũ, 91/412 điểm giao dịch được đặt tại nhà văn hóa khối, xóm.

Toàn bộ mạng lưới, hệ thống giao dịch của NHCSXH tỉnh Nghệ An được duy trì, ổnđịnh hoạt động. Dòng vốn tín dụng chính sách vẫn được khơi thông, giữ vững mạchchảy. Cán bộ tín dụng luôn bền bỉ, tận tâm làm nhiệm vụ “3 cùng”: cùng bám sátcơ sở, cùng bàn bạc với chính quyền, đoàn thể và cùng hướng dẫn người nghèo vayvốn thuận lơi, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả. Sự phối hợp giữa NHCSXHvới các Cơ quan, đơn vị địa phương liên quan như Ủy ban MTTQ, Sở tài chính,công an tỉnh và UBND các xã, phường đã diễn ra đồng bộ, chặt trẽ, góp phần đảm bảo hoạtđộng tín dụng chính sách xã hội được duy trì ổn định, thông suốt, hiệu quả.

Phát huy thành tích đạt được, NHCSXH tỉnh Nghệ An tiếp tục thực hiện Chỉthị 39 - CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụngchính sách xã hội trong giai đoạn mới. Cụ thể tập trung huy động các nguồn lựctài chính, khẩn trương chuyển tải an toàn nguồn vốn về cơ sở, đổi mới phương thứchoạt động, tiếp tục, tích cực, khơi thông giữvững dòng chảy vốn tín dụng chính sách, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốtnhất.

Trong hơn 2 thập kỷ qua đến sau 20 ngày vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, tổng nguồn vốn thực hiện của NHCSXH tỉnh Nghệ An đạt 14.394 tỷ đồng, tăng 709 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương là 574 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4% tổng nguồn vốn, tạo “cú hích” giúp trên 300 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, góp lực thiết thực vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đông Dư

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/nghe-an-tiep-tuc-khoi-thong-dong-von-tin-dung-chinh-sach.html