'Nghề chọn người' và hành trình viết sách dạy tiếng nước ngoài

Tiên phong trong mô hình dạy song ngữ Việt – Trung, chị Phan Thị Thư đã có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp vô vàn thách thức khi dấn thân vào sự nghiệp giáo dục.

Trao đổi với

Người Đưa Tin (NĐT)

, chị Phan Thị Thư - người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu chứng chỉ IPA được cấp phát bởi International Profession Association của Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho vị trí Senior Teaching Chinese Teacher (giáo viên Tiếng Trung cấp cao) cho biết, muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giảng dạy ngôn ngữ cho các bạn trẻ Việt Nam.

Viết sách học tiếng nước ngoài cho người Việt

NĐT: Xin chào chị Phan Thị Thư, ở Việt Nam ngoại ngữ đã được đưa vào giảng dạy từ rất lâu, tuy nhiên, việc một người Việt viết sách ngoại ngữ lại là điều mới mẻ. Cơ duyên nào để chị chọn và tham gia vào sự nghiệp giáo dục?

Phan Thị Thư:

Mình tốt nghiệp Sư phạm khoa Trung, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2007.

Ngãng đi một thời gian khá dài, mình làm về xuất nhập khẩu. Nhưng, có thể “nghề đã chọn mình” khi mà ở bất kỳ một môi trường làm việc nào, thì mình luôn được tin tưởng giao phó đào tạo kỹ năng và cả tiếng Trung cho các đồng nghiệp, ngoài công việc chuyên môn.

Sau đó, nhận ra niềm vui và hạnh phúc khi được đứng lớp, mình bắt đầu mở những lớp học tiếng Trung miễn phí, rồi từ đó, mình chính thức dấn thân vào giáo dục và thành lập công ty vào cuối năm 2018.

Chị Phan Thị Thư - người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu chứng chỉ IPA được cấp phát bởi International Profession Association của Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho vị trí Senior Teaching Chinese Teacher (giáo viên Tiếng Trung cấp cao) cho biết, muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giảng dạy ngôn ngữ cho các bạn trẻ Việt Nam.

Chị Phan Thị Thư - người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu chứng chỉ IPA được cấp phát bởi International Profession Association của Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho vị trí Senior Teaching Chinese Teacher (giáo viên Tiếng Trung cấp cao) cho biết, muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giảng dạy ngôn ngữ cho các bạn trẻ Việt Nam.

NĐT: Lý do gì để chị quyết định không dừng ở giảng dạy mà dấn thân vào việc viết và xuất bản sách học tiếng Trung Quốc?

Phan Thị Thư:

Đây là một quyết định tương đối thách thức, nhưng tôi có sự chuẩn bị cho quyết định này.

Trung tâm ngoại ngữ đầu tiên của chúng tôi giảng dạy song ngữ Tiếng Anh và tiếng Trung Quốc đầu tiên ở Việt Nam.

Tôi gặp rất nhiều thuận lợi về nguồn học liệu khi triển khai giảng dạy tiếng Anh nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn về nguồn học liệu khi giảng dạy tiếng Trung Quốc, đặc biệt là phân khúc dành cho các bạn nhỏ dưới 15 tuổi.

Thời điểm đó, tôi phải đặt mua tài liệu từ Trung Quốc cho những lớp học đầu tiên của mình, nhưng nguồn tài liệu đó có phần chạm tới lòng tự tôn dân tộc của tôi. Và ý định viết, xuất bản sách học tiếng Trung Quốc lóe sáng trong tôi từ những ngày đầu tiên bước chân vào nghề giáo.

NĐT: Vậy, quá trình viết sách của chị và đội ngũ diễn ra như thế nào?

Phan Thị Thư:

Những ngày đầu, tôi ghi chép lại từng điểm bất cập ở những học liệu giảng dạy tiếng Trung Quốc, tôi quan sát và đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức trên từng học viên nhỏ qua từng phương pháp giảng dạy. Và chính tôi cùng đội ngũ của mình cũng phải học hỏi rất nhiều phương pháp giảng dạy của giáo viên bản địa khi giảng dạy Tiếng Anh về phương diện thực chiến.

Để trang bị cho mình phương pháp luận sư phạm tốt hơn nữa, tôi tiếp tục học và thi chứng chỉ IPA chứng nhận là giáo viên tiếng Trung ở bậc Senior (bậc cấp cao).

Tôi khá may mắn vì sau khi xác định được phương hướng, thì cũng đã nhận được sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên ở nhiều bậc, họ giàu kinh nghiệm, sáng tạo, cần mẫn…Quan trọng hơn, chúng tôi có chung khao khát cống hiến và quyết tâm tạo ra những sản phẩm giáo dục kinh tế trong phân khúc giảng dạy Tiếng Trung dành cho thanh thiếu niên Việt Nam.

Chị Phan Thị Thư và các em học sinh.

Chị Phan Thị Thư và các em học sinh.

NĐT: Chị tâm đắc nhất điều gì trong quá trình xây dựng và phát triển Hệ sinh thái dạy & học Tiếng Trung iChiLand?

Phan Thị Thư:

Điều mình tâm đắc nhất có lẽ là bộ sách Tiếng Trung iChiLand - Bộ sách đầu tiên hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa và ngôn ngữ được xuất bản bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một chương trình học được phát triển dựa trên năng lực tri nhận ngôn ngữ và tâm lý của các em nhỏ bởi cách xây dựng dàn nhân vật rất gần với những tình huống hàng ngày.

Bộ sách với chuẩn đầu ra tương ứng với các trình độ của YCT (Kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Trung Quốc quốc tế dành cho đối tượng học sinh tiểu học và trung học mà ngôn ngữ thứ nhất không phải tiếng Trung Quốc), HSK (Kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Trung Quốc quốc tế dành cho các đối tượng mà ngôn ngữ thứ nhất không phải tiếng Trung) và CEFR (Khung tham chiếu Châu Âu).

Bộ sách như một bộ truyện, từng tập sách gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý, nhận thức, tư duy của tuyến nhân vật được xây dựng riêng, không chỉ được đầu tư từng nét chữ, chất giấy, chi tiết nhỏ của mỗi nhân vật mà còn được đầu tư tới mỗi hình ảnh minh họa, mỗi đoạn âm thanh, bài hát đều được iChiLand bỏ tâm, bỏ sức gây dựng bản quyền độc nhất.

Hơn tất cả, làm sao để tạo nên một bộ sách chất lượng lại vô cùng tinh tế, toàn bộ chương trình học của iChiLand đều được xây dựng dựa trên tư tưởng nhất quán: học tiếng Trung, dạy tiếng Trung bắt nguồn từ tấm lòng, tâm thế của một người Việt Nam yêu nước sâu sắc!

Nhiều trăn trở trong quá trình làm sách

NĐT: Những thuận lợi khi xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái dạy và học tiếng Trung?

Phan Thị Thư:

Thuận lợi khi có đội ngũ nhân sự trẻ, năng động với lý tưởng sống rõ ràng và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các thầy cô giàu kinh nghiệm, tạo nên sức mạnh tập thể không ngại khó, ngại khổ

Tôi may mắn khi tìm được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, có niềm say mê Tiếng Trung. Thêm nữa là, còn có cả đội ngũ cố vấn là các thầy cô chuyên môn cao và có tâm.

Tại thời điểm khởi tạo dự án, chúng tôi là những người có thể coi là tiên phong cho mô hình dạy song song Tiếng Trung - Anh cho người học tại thị trường Việt Nam.

Đây là một thuận lợi, bởi lúc này không có quy chuẩn so sánh nào, không có đơn vị đi trước áp lực dành cho chúng tôi. Vì thế mà chúng tôi có thể thỏa sức làm những điều chúng tôi muốn, có không gian để hiện thực hóa mong muốn bấy lâu nay một cách tự do nhất. Thuận lợi khi tiếp cận nhu cầu của người học.

IChiland muốn góp một phần công sức vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giảng dạy ngôn ngữ cho các bạn trẻ Việt Nam.

IChiland muốn góp một phần công sức vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giảng dạy ngôn ngữ cho các bạn trẻ Việt Nam.

NĐT: Vậy đâu là những khó khăn mà chị đã gặp phải?

Phan Thị Thư:

Là người tiên phong trong việc viết dòng sách học Tiếng Trung dành cho các bạn nhỏ, đối với tôi, đây là một thuận lợi nhưng cũng có thể nói là một điểm khó cho tôi khi xây dựng và phát triển chương trình học.

Các bạn nhỏ sẽ cần rất nhiều chất xúc tác để dẫn nội dung học, phải đi theo hướng nào để cách tiếp cận của các bạn tự nhiên và hào hứng nhưng có cốt truyện, có sự liền mạch nhất? Chúng tôi trăn trở và dần cũng có được câu trả lời.

Khi làm bất cứ điều gì, tôi luôn tìm hiểu xem đã có tiền lệ hay chưa, tôi có thể tham khảo, rút ra bài học từ đâu để tránh rủi ro và đem lại hiệu quả cao nhất. Bởi là đơn vị tiên phong nên thành ra nguồn tài nguyên tham chiếu khá hạn chế. Chúng tôi đã đi bằng tự lực, bằng sự quan sát và tự rút kinh nghiệm của chính bản thân để có được ngày hôm nay.

Cùng với đó, điều mà tôi luôn băn khoăn kể từ khi chắp bút khởi tạo bộ sách, chương trình học tiếng Trung là vấn đề thị trường sách ở Việt Nam. Thật tiếc khi khái niệm tôn trọng bản quyền tác giả tại Việt Nam vẫn là khái niệm tương đối mơ hồ với đại đa số người tiêu dùng. Đây có lẽ là trăn trở lớn nhất của chúng tôi khi làm sách.

Tôi nghĩ rằng, tới lúc này, chúng tôi tự tin khẳng định rằng chúng tôi làm hoàn toàn bằng nhiệt huyết, đam mê cống hiến của những người Việt trẻ yêu nước.

NĐT: Sau Bộ sách Tiếng Trung iChiLand, chị có tiếp tục dấn thân vào công cuộc ra mắt các dòng sách tiếp theo không ạ?

Phan Thị Thư:

Tôi là người cầu toàn, sản phẩm đạt tới sự hài lòng của bản thân thì tôi mới có thể ăn ngon, ngủ yên. Nên trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung thật tốt cho dòng sách này được người học đón nhận.

Khao khát tiếp theo của tôi là được viết tiếp sách giáo khoa dạy Tiếng Trung Quốc cho bạn học. Và tôi hi vọng, chúng tôi sẽ sớm chạm tới ngày ra mắt bạn học thêm một dòng sách ấp ủ như vậy.

NĐT: Xin cảm ơn chị về cuộc trao đổi

!

Nguyễn Hoa Trà

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nghe-chon-nguoi-va-hanh-trinh-viet-sach-day-tieng-nuoc-ngoai-a643311.html