Nghệ nhân 38 tuổi gây chú ý toàn thế giới với 20 năm bên 'lò luyện thần thú'
Được cư dân mạng ưu ái gọi với biệt danh thân thiện 'lưu ly ca', những đoạn video ghi lại hình ảnh nghệ nhân 38 tuổi có ngoại hình hơi giống với tài tử Hồng Kông Trịnh Y Kiện ướt đẫm mồ hôi trước 'lò bát quái' 1400 độ đang thu hút rất nhiều lượt view, comment trên mạng xã hội.
Vào một buổi chiều nóng như thiêu đốt, Lý Tiên Bằng (Li Xianpeng) mới 18 tuổi, bước vào nhà máy lưu ly (thủy tinh màu) như một sự sắp xếp của số phận. Ánh lửa cùng những tia sáng sắc màu bên lò đốt thủy tinh khiến anh quên đi cái nóng. Trong 20 năm tiếp theo đó, anh dành toàn bộ sức lực và tình yêu thuần khiết của tuổi trẻ giành cho thủy tinh màu. Sau 20 năm, trái tim nguyên thủy của anh vẫn không thay đổi. Sự nhiệt huyết của tuổi xuân, cùng những kinh nghiệm tích lũy trong một thời gian dài, cuối cùng cũng đổi lại được thu hoạch lớn.
Từ khi có phần mềm chia sẻ clip Kuaishou, các công nhân chế tạo thủy tinh màu đã mang từng phân đoạn sản xuất lưu ly đưa lên mạng xã hội. Thật không ngờ cũng có một lượng lớn người hâm mộ tỏ ra quan tâm thủy tinh màu. Họ xem clip, nhấn like và comment khen ngợi hàng ngày.
Lý Tiên Bằng cùng kỹ năng chế tạo thủy tinh tuyệt vời của mình, cũng đã đưa những tác phẩm nghệ thuật của bản thân lên Kuaishou. Những đoạn clip thu về những lươt like và lời tán dương ngoài mong đợi. Cộng với ngoại hình có chút giống với tài tử Hồng Kông Trịnh Y Kiện, Lý Tiên Bằng nhanh chóng thu hút được hàng triệu người hâm mộ. Họ ưu ái gọi anh với biệt danh thân thiện “lưu ly ca”. Thủy tinh màu là một sản phẩm được chế tạo với những phương thức đốt nhiệt cần sự điêu luyện, thành công hay thất bại chỉ được quyết định ở khoảng hơn 10 giây sau khi ra lò.
Trong video, Lý Tiên Bằng ướt đẫm mồ hôi trước “lò bát quái” 1400 độ, trong phân xưởng nhiệt độ hơn 40, đôi tay thoăn thoắt đưa sản phẩm từ trong lò ra, một tay nâng khối cầu lửa, một tay dùng dụng cụ chỉnh hình, hình khối thô sơ sẽ được nặn trong hơn mười giây, trong khi những chi tiết nhỏ hơn sẽ chỉ được tạo ra trong hơn vài giây.
Trong hàng chục giây này, Lý Tiên Bằng phải cấu tứ xong hình dạng sản phẩm, đem khối cầu lửa chuyển động không ngừng qua từng công đoạn, không thể để gián đoạn dù chỉ một giây. Cho dù tay không còn sức, cũng không thể dừng, bởi một khi dừng lại, khối cầu lửa sẽ nhanh chóng hóa chất lỏng rơi xuống đất, và sau đó tất cả các nỗ lức trước đó đều tan thành mây khói.
Động tác thuần thục, biểu cảm khoan thai nhịp nhàng, dường như trước mắt Lý Tiên Bằng không phải là một khối cầu lửa vô tri mà là một tác phẩm nghệ thuật tinnh tế. Thành phẩm được hoàn thiện ở mức nhiệt 700 độ, sau đó được đặt trong lò hút ẩm để làm mát trong 3-4 ngày, đây là khoảng thời gian đáng lo nhất.
Khi mới ra lò, hầu hết các sản phẩm thủy tinh màu sẽ có hiện tượng nứt men. Sản phẩm càng có nhiều chi tiết nhỏ thì tỷ lệ thành phẩm càng thấp. Cuối cùng, chỉ còn lại một vài sản phẩm hoàn chỉnh. Các chi tiết của từng bước chế tạo thủy tinh màu này hiển thị từng chút một trước ống kính máy quay, truyền tải tới người xem công việc hàng ngày của những nghệ nhân lưu ly truyền thống.
Vào mùa hè năm 1997, Lý Tiên Bằng 18 tuổi, bị mê hoặc bởi những tia sáng tinh tế trong lò và màu sắc tuyệt đẹp của thủy tinh mà không quên đi cái nóng. Trong 20 năm tiếp theo, anh hạ quyết tâm theo nghề, lòng đầy nhiệt huyết và chăm chỉ theo học các kỹ năng và chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt. Từ công đoạn đốt nguyên liệu, dùng kìm, kéo quấn cắt tạo hình, cho đến bước định hình nhiệt độ … toàn bộ các bước sản xuất thủy tinh màu đã được anh nghiên cứu và thuộc lòng trong 6 tháng.
Nói về việc bản thân bỗng dưng hot trên mạng xã hội, Lý Tiên Bằng ngượng ngùng gãi đầu. Anh xấu hổ và cho biết không biết bắt đầu từ khi nào, chỉ cần đăng nhập lại thấy rất vui khi có nhiều lượt thích và bình luận. Về phần tướng mạo được khen giống Trịnh Y Kiện, anh nói rằng có lẽ do kiểu tóc của mình giống nên tại một góc quay hay chụp nào đó, người nhìn nghĩ anh giống nam tài tử Hồng Kông.
Nhiều người đã để lại bình luận khen ngơi, ngưỡng mộ sự kiên trì và kỹ năng tuyệt vời của Lý Tiên Bằng. Nhiều người bạn nước ngoài thậm chí còn đến xem Lý Tiên Bằng chế tạo thần thú lưu ly. Mặc dù ngôn ngữ khác nhau, nhưng tình yêu với lưu ly và với nghề thủ công truyền thống khiến khoảng cách giữa họ được kéo lại gần hơn.
Năm 1997, công nhân trong nhà máy sản xuất thủy tinh màu là một nghề được nhiều người ngưỡng mộ với mức lương cao. Tuy nhiên, ngày nay trong các nhà máy lưu ly, gần như không có bóng dáng của những người trẻ tuổi. Đây là một loại hình công việc khá vất vả, với mức lương hàng tháng là 5.000 nhân dân tệ (~16.5 triệu), công việc cường độ cao và môi trường làm việc khắc nghiệt khi luôn ở trong phân xưởng với mức nhiệt nóng bức, rất ít người trẻ sẵn sàng đến Nhà máy lưu li làm việc.
Những sản phẩm thần thú làm bằng thủy tinh màu dần mất đi ánh hào quang của chúng theo thời gian. Nói theo cách riêng của Lý Tiên Bằng, công việc này không giành cho người trẻ hay người già. Công việc của họ quá vất vả. Xưởng nhiệt độ cao và công nhân không nhiều, đa phần là những người trung niên khoảng 40 tuổi. Họ chịu trách nhiệm nuôi sống gia đình và cũng không có kỹ năng nào khác. Họ chỉ có thể chịu khổ để làm việc trong nhà máy lưu li. Lý Tiên Bằng 38 tuổi lại trở thành người trẻ nhất trong số này.
Mặc dù chế tạo thủy tinh màu không phải là một nghề truyền thống mang tính kế thừa, nhưng nếu không có sự nhiệt huyết thì cũng khó có thể tồn tai lâu dài. Trên thực tế, không dễ dàng để tìm được một người học việc kế thừa nghề thủ công này. Từ một người học việc đến một thầy lão làng, thậm chí một đứa trẻ có năng khiếu cũng phải mất 3 hoặc 5 năm. Chẳng có ai sẵn lòng bỏ ra thời gian 3-5 năm để giành cho một nghề không có “tiền đồ”. Vậy nhưng Lý Tiên Bằng đã làm 20 năm. Nhiều đồng nghiệp cũng để lại lời nhắn bên dưới, nói rằng Lý Tiên Bằng đã cho họ can đảm để tiếp tục. Mặc dù không có người học nghề ngoại tuyến, Lý Tiên Bằng không cảm thấy nản. "Miễn là ai đó chú ý và thích thủy tinh màu, miễn là vẻ đẹp của lưu li tỏa sáng trong trái tim của thế hệ trẻ, nó sẽ tiếp tục tồn tại."
Do công việc cường độ cao khiến mỗi công nhân thủy tinh màu có mức độ căng thẳng khác nhau. Môi trường làm việc ở nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến kem bỏng trở thành đồ dùng cá nhân của Lý Tiên Bằng, và các vết sẹo trên cơ thể anh có ở khắp nơi, ngực, vai, cánh tay … Bỏng trở thành bữa thông thường cảu Lý Tiên Bằng. Có những lần tồi tệ nhất, toàn bộ cánh tay của anh bị bỏng nhiệt trực tiếp, không thể làm gì trong nửa tháng.
Nhiều người nghĩ rằng Lý Tiên Bằng có thể đi theo con đường nổi tiếng trên Internet sau khi hot, không chỉ có thể kiếm tiền nhanh chóng, mà còn ung dung tự tại. Nhưng người nghệ nhân này lại có cách nghĩ của riêng mình. Từ khi còn trẻ năm 18 tuổi, cho tới khi 38 tuổi, điều ngưng tụ duy nhất trong quãng thời gian này chỉ là tình yêu của anh giành cho thủy tinh màu.
Khi ngày càng có nhiều thợ thủ công từ bỏ thủy tinh màu vì không tìm thấy lối ra, Lý Tiên Bằng lại trở thành người có can đảm giơ cao ngọn đuốc trong bóng tối. Chỉ cần một phần ánh sáng, thì sẽ có một phần nhiệt huyết. Ngay cả khi không thể chiếu sáng cả một bầu trời, thì nó cũng sẽ khiến những người thợ kiên trì với nghề này nhìn thấy tia hi vọng.