Nghệ nhân dân tộc Tày đam mê, tâm huyết với đồ chơi dân gian sư tử mèo

Gần 80 tuổi, nhưng nghệ nhân Hoàng Choóng (dân tộc Tày), xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn vẫn tỉ mẩn miệt mài nhào nặn đất, tô vẽ làm ra những chiếc đầu sư tử mèo độc đáo và đẹp mắt. Đây là sản phẩm thủ công truyền thống, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Xứ Lạng.

Góp phần làm nên thành công của điệu múa sư tử mèo hấp dẫn, độc đáo, mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số xứ Lạng, không chỉ là sự khéo léo của người múa, mà phần quan trọng không kém là những đạo cụ như mặt sư tử, mặt báo đông, nả lình, chiêng, chũm xòe, đinh ba… do các nghệ nhân chế tạo ra.

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, nên khuôn mặt sư tử mèo càng dữ càng tốt.

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, nên khuôn mặt sư tử mèo càng dữ càng tốt.

Múa sư tử là hoạt động thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Múa sư tử là hoạt động thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghệ nhân Hoàng Choóng cho biết, múa sư tử mèo là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày Nùng, không phải ở đâu cũng có. Ông đã tìm hiểu và nghiên cứu cách làm ra những chiếc đầu sư tử mèo độc lạ, phục vụ cho điệu múa. Thật may mắn khi ông được chính cụ Nông Xuân Quyền, nghệ nhân nổi tiếng nhất trong vùng, hướng dẫn, truyền dạy cách làm ra đầu sư tử mèo.

Theo ông Choóng, để làm ra được một chiếc đầu sư tử mèo có hồn và đẹp mắt, đòi hỏi người nghệ nhân phải kiên trì và tỉ mỉ. Để hoàn thiện một chiếc đầu sư tử mèo phải mất hơn 1 tuần, bắt đầu từ khâu chọn đất (đất sét trắng ở gần sông, suối), giã mịn, sàng sảy đất, ngâm nước rồi mới đến khâu nhào nặn, chế tác để tạo ra đầu sư tử. Cuối cùng là dán giấy bồi, sơn vẽ các loại màu lên đầu sư tử sao cho ấn tượng và bắt mắt…

Đầu sư tử mèo được làm bằng đất sét trắng có ở giữa dòng sông, suối, được mang về giã tới độ mịn, quánh.

Đầu sư tử mèo được làm bằng đất sét trắng có ở giữa dòng sông, suối, được mang về giã tới độ mịn, quánh.

Quá trình nặn phải tập trung để làm sao đầu sư tử phải đúng nguyên mẫu.

Quá trình nặn phải tập trung để làm sao đầu sư tử phải đúng nguyên mẫu.

Để làm ra được một chiếc đầu sư tử mèo chuẩn, đẹp đòi hỏi ở người làm phải kiên trì và tỉ mỉ, đường vẽ sắc nét, màu sắc hài hòa, hội tụ đầy đủ thần thái của con sư tử mèo.

Để làm ra được một chiếc đầu sư tử mèo chuẩn, đẹp đòi hỏi ở người làm phải kiên trì và tỉ mỉ, đường vẽ sắc nét, màu sắc hài hòa, hội tụ đầy đủ thần thái của con sư tử mèo.

Múa sư tử mèo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, tỉnh Lạng Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017.

Múa sư tử mèo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, tỉnh Lạng Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017.

Ông Choóng còn làm ra được những con “cáy cộc” (gà đất gáy).

Ông Choóng còn làm ra được những con “cáy cộc” (gà đất gáy).

Gà được tách thành 2 khối tách biệt, được kết nối bởi một lớp giấy xi măng dai, bền.

Gà được tách thành 2 khối tách biệt, được kết nối bởi một lớp giấy xi măng dai, bền.

Gà phát ra tiếng kêu “cộc, cộc” như gà mẹ gọi gà con. Còn nếu khách dùng miệng thổi thì gà đất kêu rất vui tai.

Gà phát ra tiếng kêu “cộc, cộc” như gà mẹ gọi gà con. Còn nếu khách dùng miệng thổi thì gà đất kêu rất vui tai.

Lê Phú/Báo Tin Tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/nghe-nhan-dan-toc-tay-dam-me-tam-huyet-voi-do-choi-dan-gian-su-tu-meo-20230920075802967.htm