Nghệ nhân - Đồng thầy Nguyễn Thị Chuyền - người tận tâm vì Đạo, vì Đời!

Thuộc thế hệ thanh đồng sinh ra trong những thập niên 50, đồng thầy Lê Thị Chuyền luôn hết lòng sống tốt đời đẹp Đạo. Bà luôn cho rằng việc kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, là việc làm hàng ngày của tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng ai.

Việt Nam là nước đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn di sản trong đó có di sản văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh là một hiện tượng đặc biệt tồn tại trong đời sống tinh thần con người Việt Nam, hướng con người về cội nguồn, về tiên tổ, về cõi tâm linh, về Mẫu, người mẹ Việt Nam thiêng liêng từ đó có những hành động nhân ái, sống hòa thuận, bao dung và làm những điều thiện, loại trừ cái ác, cái bạo lực, cái thấp hèn. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, là một hệ văn hóa đặc biệt, một nét văn hóa đặc biệt, một nét đẹp văn hóa vô cùng cao quý và độc đáo của dân tộc Việt Nam, luôn luôn hướng về “Người mẹ linh thiêng vĩ đại”, người mẹ ban phát những điều tốt lành cho con người ở khắp nơi trên cả nước, từ miền xuôi lên miền ngược và răn dạy con người hãy sống yêu thương nhau, đùm bọc bao dung giúp đỡ lẫn nhau cùng làm điều thiện và chống cái ác. Với ý nghĩa cao đẹp ấy mà Ủy ban khoa học giáo dục Liên hợp quốc( UNESCO) đã công nhận tục Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là di sản phi vật thể của nhân loại. Đây là một vinh dự lớn lao khi đưa thêm một di sản phi vật thể vào tầm cỡ Thế giới. Việc bảo tồn và phát huy giá trị “di sản” này không đơn thuần chỉ dành cho các cơ quan, tổ chức mà nó còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân người Việt. Và đồng thầy Nguyễn Thị Chuyền là một trong số đó.

Hãy cùng em về Thanh Hóa anh ơi

Để anh đi dọc dặm đường thiên lý

Cho thơ anh thêm nồng nàn thi vị

Về miền quê đẹp cả đất lẩn người

Xứ Thanh đẹp là thế, con người xứ Thanh càng thắm đượm trong lời thơ, câu hát như thúc giục chúng tôi trên con đường tìm về văn hóa, con người nơi đây. Ở thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa, nói về tín ngưỡng thờ Mẫu, chắc hẳn ai cũng biết tới gia đình nghệ nhân, đồng thầy Nguyễn Thị Chuyền. Thuộc thế hệ thanh đồng sinh ra trong những thập niên 50, đồng thầy Lê Thị Chuyền đã đưa mọi người lạc vào không gian tâm linh đầy cuốn hút. Ít người biết rằng, ẩn sau những phút giây thăng hoa hầu đồng là căn cơ đến tự nhiên được các thánh chọn lựa.

Theo sự chỉ dẫn của người dân xung quanh, chúng tôi đã tìm về gia đình thầy và được thầy chia sẻ về căn duyên đến với nghi lễ hầu đồng, bản điện bằng một chất giọng nhẹ nhàng thanh thoát và đầy cảm xúc bởi những khó khăn và vất vả mà đồng thầy Lê Thị Chuyền và gia đình đã trải qua trong khoảng thời gian gần 40 năm kể từ khi lập điện. Bà cho biết, trước khi có cơ duyên đến với đạo Mẫu, đồng thầy Lê Thị Chuyền cũng là người làm kinh doanh như bao người khác trong tiềm thức lúc bấy giờ chưa bao giờ thầy nghĩ đến việc mở Phủ hay làm việc tâm linh phụng sự việc Thánh, nhưng mọi thứ đến với bà giống như một cái duyên tiền định vậy. Trong thời buổi kinh tế như hiện nay, việc chuyên tâm làm kinh doanh có lẽ đã khó rồi nên chưa bao giờ bà nghĩ mình sẽ trở thành “một đồng nhân”, “một người con” cửa Cha cửa Mẹ. Vào những năm 70,80 những biến cố liên tiếp ập đến gia đình nhà bà và có đôi khi bà những tưởng sẽ buông xuôi tuy nhiên đến khi bà kêu cầu vọng bái thì mọi việc trở nên tốt đẹp và hanh thông, có lẽ mệnh làm con Tứ phủ chẳng mong cầu gì hơn là bản thân có thể “Yên căn, yên số, yên sổ Thiên đình” và đồng thầy Lê Thị Chuyền cũng chỉ mong cầu có vậy. Bởi lẽ bà hiểu hơn ai hết là một đồng thầy có “Tâm, Tài” để mọi người theo không hề đơn giản.

Theo đồng thầy Lê Thị Chuyền, hoạt động nổi bật của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu là Nghi lễ Hầu đồng, mang giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Nó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về thần linh. Đó còn là các hình thức diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa thông qua hình thức hát văn, các hình thức trang trí, kiến trúc dân gian phong phú, hấp dẫn. Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng thể hiện các điệu theo tính cách của từng giá đồng, còn ở dưới cung văn tấu lên theo làn điệu chầu văn với âm điệu du dương, thánh thót ca tụng về sự tích, công đức mà các vị Thánh đã từng làm cho dân tộc ta. Nghi thức trong hát Chầu văn thường có các nhạc cụ: Đàn nguyệt, đàn tranh, trống ban, nhị, sáo, phách, thanh la... Đặc biệt, giai điệu và tiếng hát Chầu văn lảnh lót, mê đắm lòng người. Toàn bộ phần diễn xướng khiến người xem như lạc vào thế giới bí ẩn của các vị thánh thần, giao tiếp với họ cầu yên vui an lạc. Lên đồng là nghi lễ chính và rất quan trọng trong Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng. Đây là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh nhằm ban phúc, ban lộc cho các tín đồ đạo Mẫu. Trong mỗi giá đồng, các vị Thánh khác nhau sẽ nhập vào ông đồng hay bà đồng (gọi là giáng đồng) để làm việc quan, thể hiện ở chỗ các ông đồng, bà đồng làm nghi lễ nhảy múa, ban lộc, trong tiếng hát văn và nhạc cung văn. Mỗi vị Thánh nhập được gọi là một giá đồng, trong nghi lễ hầu bóng thường có rất nhiều giá đồng.

Trải qua thời gian dài thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, và nhờ nắm vững nghi lễ, phép tắc, thực hành, thanh đồng Lê Thị Chuyền đã truyền dạy thành công cho hàng trăm con nhang, đệ tử từ Bắc vào Nam cả về lý thuyết và thực hành thực hiện các công việc nhà Thánh theo chức nghiệp của mình.

Một trong những giấy khen và bằng khen tiêu biểu của đồng thầy Lê Thị Chuyền

Ngoài những đóng góp lớn trong công tác bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa đạo Mẫu, đồng thầy Lê Thị Chuyền luôn dành một quỹ thời gian, công sức và tiền bạc của mình để tham gia các công tác an sinh xã hội, giúp đỡ những gia đình nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.

Tính đến nay bà đã tham gia nhiều kỳ Liên hoan nghệ thuật Chầu văn ở trong và ngoài tỉnh, đạt nhiều giải thưởng, kỷ niệm chương, bằng khen cao quý… của Nhà nước và các cơ quan, sở, ban ngành trong tỉnh.

Thuộc thế hệ thanh đồng sinh ra trong những thập niên 50, đồng thầy Lê Thị Chuyền luôn hết lòng sống tốt đời đẹp Đạo. Bà luôn cho rằng việc kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu, là việc làm hàng ngày của tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng ai. Hiểu được Đạo đã khó, những người con Cha con Mẹ hành Đạo và giữ được đúng Đạo lại càng khó hơn. Chính bởi thế giữ cho mình một cái “Tâm sáng” luôn là kim chỉ nam sống và hành Đạo của đồng thầy Lê Thị Chuyền.

Nghệ nhân đồng thầy Lê Thị Chuyền trong chuyến công tác từ thiện cùng với Trung Ương Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam – Dioxin Việt Nam

Nguyễn Hương

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/nghe-nhan-dong-thay-nguyen-thi-chuyen-nguoi-tan-tam-vi-dao-vi-doi-a2995.html