Nghệ sĩ gạo cội lấy nước mắt của khán giả bằng vai diễn truyền hình

Ở mảng phim truyền hình, đặc biệt là dạng phim lấy đề tài gia đình làm chủ đạo, NSND Trung Anh, NSƯT Thanh Quý, NSND Hồng Vân và NSƯT Võ Hoài Nam gây ấn tượng khi hóa thân thành các ông bố, bà mẹ. Hình ảnh tần tảo, chịu thương, chịu khó, luôn hi sinh vì con… nhiều lần lấy nước mắt của khán giả.

NSƯT Võ Hoài Nam - ông Sinh trong “Hương vị tình thân”

NSƯT Võ Hoài Nam lấy nước mắt của khán giả bằng vai ông Sinh trong "Hương vị tình thân".

NSƯT Võ Hoài Nam lấy nước mắt của khán giả bằng vai ông Sinh trong "Hương vị tình thân".

Ông Sinh có lẽ là ông bố khiến khán giả “thổn thức” trong khoảng thời gian dài. Trong “Hương vị tình thân”, do NSƯT Võ Hoài Nam vào vai, ông Sinh trong thân phận người cha thương con nhưng mặc cảm tù tội, chỉ biết lặng lẽ theo từng bước chân con trong từng công việc, sự kiện của đời con.

Án tù 20 năm vừa khép lại quá nặng nề, cùng những ám ảnh từ quá khứ khiến ông Sinh không dám ra mặt nhận con, chỉ có thể âm thầm giúp con trong khả năng hạn hẹp của mình.

Ánh mắt khắc khoải đầy đau khổ, toát lên tình yêu thương vô bờ của ông dành cho con gái, thái độ nem nép mỗi khi đến gần cô con gái, vẻ mặt khắc khổ cùng hình ảnh giản dị, tóc tai xuề xòa lam lũ của ông Sinh đã lấy đi nước mắt của khán giả trong nhiều tập phim.

Từ sau "Vua bãi rác", vai diễn trở lại sau 16 năm của nghệ sĩ Võ Hoài Nam khiến khán giả thổn thức.

Từ sau "Vua bãi rác", vai diễn trở lại sau 16 năm của nghệ sĩ Võ Hoài Nam khiến khán giả thổn thức.

Trở lại màn ảnh sau 16 năm, nghệ sĩ Võ Hoài Nam cho thấy khả năng diễn xuất chạm đến trái tim của khán giả trong “Hương vị tình thân”. Đặc biệt là ở những phân cảnh bộc lộ nỗi lòng của người làm cha với con gái của mình.

Rất nhiều khán giả có chung nhận xét ông Sinh chính là vai diễn sinh ra để cho nghệ sĩ Võ Hoài Nam bởi nghệ sĩ diễn như không diễn, tự nhiên và giàu cảm xúc.

NSND Trung Anh - ông Sơn trong “Về nhà đi con”

NSND Trung Anh đã hóa thân xuất sắc vào vai ông Sơn, là một người bố điển hình đúng nghĩa, bình dị, khắc khổ nhưng yêu thương con hết mực.

NSND Trung Anh đã hóa thân xuất sắc vào vai ông Sơn, là một người bố điển hình đúng nghĩa, bình dị, khắc khổ nhưng yêu thương con hết mực.

Trong phim “Về nhà đi con”, NSND Trung Anh đã hóa thân xuất sắc vào vai ông Sơn, là một người bố điển hình đúng nghĩa, bình dị, khắc khổ nhưng yêu thương con hết mực, sẵn sàng bao dung mọi lỗi lầm và chở che cho các con khi con gặp trắc trở, bất hạnh trong hôn nhân.

Sống cảnh “gà trống nuôi con”, bố Sơn coi ba cô con gái như ba “bình rượu mơ” quý nhất đời.

Tình yêu giản dị của bố Sơn thể hiện qua phân cảnh ông tìm đến nhà ông Luật khi biết chuyện hợp đồng giữa Vũ và Thư.

Trong một vài phân đoạn, lời thoại của NSND Trung Anh khiến người xem không kìm được nước mắt vì tìm thấy mình trong đó.

Trong một vài phân đoạn, lời thoại của NSND Trung Anh khiến người xem không kìm được nước mắt vì tìm thấy mình trong đó.

Xót xa nhưng bất lực chứng kiến cảnh con gái không hạnh phúc, ông chỉ còn biết ôm con vào lòng mà chua chát: “Con cũng thấy đấy, giờ bố già nua, lẩm cẩm, giáo điều. Nhưng bố có tình yêu, tình yêu và ngôi nhà để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về”.

Vai diễn ông bố lam lũ, khắc khổ nhưng dạt dào tình yêu mà NSND Trung Anh đảm đương đã thể hiện xuất sắc tinh thần chính của bộ phim. Đặc biệt trong một vài phân đoạn, lời thoại thể hiện lòng bao dung của anh khiến người xem không kìm được nước mắt vì tìm thấy mình trong đó.

NSƯT Thanh Quý - bà Nga trong “Thương ngày nắng về”

Bà Nga trong “Thương ngày nắng về” là dạng nhân vật điển hình cho phụ nữ Việt Nam.

Bà Nga trong “Thương ngày nắng về” là dạng nhân vật điển hình cho phụ nữ Việt Nam.

Bà Nga trong “Thương ngày nắng về” là dạng nhân vật điển hình cho phụ nữ Việt Nam, luôn hi sinh, tần tảo hết lòng vì con.

NSƯT Thanh Quý cũng từng chia sẻ: "Thực ra, tôi rất muốn được đóng dạng vai là những người phụ nữ lam lũ, vất vả, mưu sinh. Tôi thấy người phụ nữ Việt rất đáng quý và đáng trân trọng. Họ luôn hi sinh hết mình vì gia đình. Tôi cũng từng trả lời là rất muốn được nhận những vai vất vả, khó khăn như vậy nhưng chắc do hình thể của mình béo tốt quá, đầy đủ quá nên không được. Vì vậy, tôi thường được các đạo diễn mời vào những vai sắc sảo, ghê gớm".

Bà Nga tuy là một người mẹ lắm điều, hơi nóng nảy nhưng tình thương, sự hi sinh bà dành cho các con là không hề nhỏ.

Bà Nga tuy là một người mẹ lắm điều, hơi nóng nảy nhưng tình thương, sự hi sinh bà dành cho các con là không hề nhỏ.

Trong “Thương ngày nắng về”, bà Nga tuy là một người mẹ lắm điều, hơi nóng nảy nhưng tình thương, sự hi sinh bà dành cho các con là không hề nhỏ. Dù là con ruột hay con nuôi, bà Nga vẫn luôn yêu thương, bảo bọc người thân hết mình. Chồng mất sớm, bà Nga chịu vất vả, lam lũ, tảo tần một mình nuôi ba đứa con lớn khôn. Sau này, khi con cái lớn rồi, có đứa đã dựng vợ gả chồng nhưng những người làm mẹ như bà Nga đều biết một điều rằng "Làm mẹ bao giờ chết mới hết lo con ạ”.

Khán giả dành nhiều lời khen cho NSƯT Thanh Quý bởi nét diễn quá đời, quá thật và quá gần gũi của chị khi vào vai người mẹ. Ở độ tuổi như bà Nga - những người mẹ đang ở ngoài đời đều thấm từng câu nói, từng suy nghĩ, hành động của bà. Ai cũng thấy hình ảnh của mình trong đó, từ những nỗi lo thường nhật, từ những câu mắng con hàng ngày và cả những áp lực, vất vả đặt trên vai mỗi người phụ nữ.

NSND Hồng Vân - bà Thanh trong “Giấc mơ của mẹ”

NSND Hồng vân đã lột tả chân thực hình ảnh bà Thanh trong “Giấc mơ của mẹ”.

NSND Hồng vân đã lột tả chân thực hình ảnh bà Thanh trong “Giấc mơ của mẹ”.

Nắm bắt tâm lý của một bà mẹ cùng bề dày kinh nghiệm diễn xuất, NSND Hồng Vân đã lột tả chân thực hình ảnh bà Thanh trong “Giấc mơ của mẹ”. Cảm nhận về vai diễn này, NSND Hồng Vân cho biết: “Sau bà Mai trong “Gạo nếp gạo tẻ” thì bà Thanh trong “Giấc mơ của mẹ” là vai tôi rất thích. Đây là nhân vật có tính cách trái ngược hẳn với nhân vật bà Mai.

Bà Thanh là người hết lòng yêu thương con và vun vén dành cho gia đình của con. Hình ảnh mẹ cặm cụi lo từng bữa cơm, ngóng con về nhà, từng lời rầy la, từng giọt nước mắt của bà Thanh đều chân thật và làm khán giả liên tưởng ngay đến mẹ mình. Mỗi một người phụ nữ đều có bản năng là bằng mọi giá, dù nhà giàu hay nghèo thì họ đều sẽ tìm mọi cách vun vén cho gia đình đầy đủ nhất có thể, để con cái họ không bị thua thiệt nhất có thể”.

Nói về nhân vật mà bản thân đã thể hiện, NSND Hồng Vân chia sẻ: “Nhân vật bà Thanh và tôi - Hồng Vân ở ngoài đời đều có điểm chung nhất là bản năng người phụ nữ phát huy tối đa nhất có thể, những gì mà nhân vật bà Thanh thể hiện trên phim rất gần gũi với tôi”.

Vân Vân

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/nghe-si-gao-coi-lay-nuoc-mat-cua-khan-gia-bang-vai-dien-truyen-hinh-5704996.html