Nghệ thuật giải trí Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Kể từ khi Hàn Quốc mở cửa cho văn hóa đại chúng Nhật Bản vào năm 1998, nhiều năm sau 'sự xâm lấn của Nhật Bản', văn hóa đại chúng Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nhóm nhạc nữ Twice với một thành viên Nhật Bản tên là Sana

Nhóm nhạc nữ Twice với một thành viên Nhật Bản tên là Sana

Công ty giải trí JYP Entertainment của Hàn Quốc cho biết vào hồi giữa tháng 8 rằng Twice đã nhận được chứng nhận bạch kim ở thị trường Nhật Bản cho đĩa đơn thứ 4 và thứ 5, điều này có nghĩa là nhóm nhạc nữ đã bán ít nhất 250,000 bản của mỗi đĩa đơn ở đất nước này.

Kể từ khi Hàn Quốc mở cửa cho văn hóa đại chúng Nhật Bản vào năm 1998, hai nước đã trao đổi nội dung văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm qua, Hàn Quốc thành công hơn trong việc bán nội dung của mình cho Nhật Bản hơn là ngược lại.

Theo Cục quản lý sáng tạo nội dung Hàn Quốc (KOCCA), xuất khẩu hằng năm của ngành âm nhạc Hàn Quốc sang Nhật Bản đạt 320 triệu USD vào năm 2017, chiếm 62.5% trong xuất khẩu âm nhạc. Trái lại, Hàn Quốc chỉ bỏ 3 triệu USD mua nội dung âm nhạc của Nhật Bản.

Khi nói đến tất cả các nội dung văn hóa, Hàn Quốc đã xuất khẩu nội dung trị giá 1.38 tỉ USD sang Nhật Bản vào năm 2016 trong khi nhập khẩu nội dung trị giá chỉ có 151 triệu USD từ đất nước này.

Những con số này cho thấy Seoul đang "thống trị" hàng xóm của mình trên thị trường nội dung văn hóa. Thậm chí sự căng thẳng trong ngoại giao gần đây giữa hai nước, chuyện này dẫn đến sự tẩy chay hàng hóa Nhật Bản ở Hàn Quốc, đã không thể cản trở sự thành công của các nhóm nhạc Hàn Quốc ở Nhật Bản.

Không phải lúc nào cũng vậy, việc mở cửa thị trường cho Nhật Bản được so sánh với việc mở chiếc hộp Pandora vào đầu thiên niên kỷ.

Cấm văn hóa Nhật Bản

Trước năm 1998, nội dung văn hóa Nhật Bản bị hạn chế hoặc nghiêm cấm. Điều này xuất phát từ sự thù địch từ thời kỳ thuộc địa khi bán đảo Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm đóng trong giai đoạn 1910-1945. Trong suốt quãng thời gian này, Nhật Bản cố gắng nhổ tận gốc văn hóa Triều Tiên, bao gồm việc cấm dùng tiếng Triều Tiên, chuyện này được miêu tả trong bộ phim năm 2019 "Mal-Mo-E: Nhiệm vụ bí mật”.

Những nỗ lực của hai nước nhằm bình thường hóa quan hệ ngoại giao bắt đầu dưới thời Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Syngman Rhee, nhưng lúng túng trong hơn 1 thâp niên cho đến khi ký hiệp định đầy tranh cãi năm 1965 khi Nhật Bản không xin lỗi chuyện thuộc địa hóa bán đảo Triều Tiên. Thậm chí khi đó, công chúng Hàn Quốc tỏ ra khó chịu đối với văn hóa Nhật Bản.

Năm 1964, báo Dong-A Ilbo của Hàn Quốc đăng một bài báo với tiêu đề “Phong cách Nhật Bản lan rộng”, khi so sánh dòng chảy văn hóa Nhật Bản với “một hình thức xâm lấn mới của chủ nghĩa đế quốc (Nhật Bản)”. Nó làm dấy lên những mối lo ngại về sự tái sinh của sự ảnh hưởng Nhật Bản tại Hàn Quốc sau 35 năm bị Nhật Bản cai trị.

Phim hoạt hình của trẻ em nằm trong số rất ít nội dung Nhật Bản được phát trên truyền hình, dù được kiểm duyệt chặt chẽ vì e ngại bất cứ điều gì cũng khiến cho người xem nhớ đến Nhật Bản. Tất cả các tên và dân tộc đều bị thay đổi nhằm ngăn chặn trẻ em ủng hộ các nhân vật Nhật Bản.

“Dash! Yonkuro”, một truyện tranh Nhật Bản được làm thành phim hoạt hình về những tay đua xe hơi thu nhỏ, được phát sóng ở Hàn Quốc từ năm 1994 đến năm 1996, nhưng phiên bản Hàn Quốc rất khác so với bản gốc. Bất cứ cảnh nào có dấu vết của Nhật Bản đều bị cắt.

Tuy nhiên, các sản phẩm văn hóa Nhật Bản đã chiếm được tình cảm của người hâm mộ ở Hàn Quốc, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Trong những năm 1980 và 1990, Công ty Nintendo đã thống trị thị trường trò chơi điện tử toàn cầu với trò chơi Super Mario, và thị trường non trẻ Hàn Quốc cũng không là ngoại lệ.

Văn hóa Nhật Bản đã rò rỉ. Nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi lũ lụt ập đến.

Sự "xâm lấn" của Nhật Bản

Các quan chức Seoul không phải không biết vấn đề này. Họ tổ chức những buổi làm việc nhằm bàn luận về việc trao đổi văn hóa với Nhật Bản từ năm 1983.

Giữa xu hướng toàn cầu hóa, mối hận thù thâm căn cố đế - bị “đổ thêm dầu vào lửa” bởi những bình luận đầy tranh cãi của Nhật Bản về quần đảo Dokdo mà Hàn Quốc tuyên bố là của mình - đứng trước một trở ngại.

Sự thay đổi bắt đầu khi ứng cử viên tổng thống Kim Dae-jung nói có thể mở cửa cho nội dung văn hóa Nhật Bản vào năm 1997, một quy trình mà ông khởi động 1 năm sau đó khi ông nắm quyền. Năm 1998, sự đột phá trong quan hệ hai nước đã diễn ra khi Nhật hoàng Akihito kể rằng Nhật Bản đã gây ra “vết thương đau đớn cho những người đang sống ở bán đảo Triều Tiên”.

Sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Kim Dae-jung, Hàn Quốc ngay lập tức cho phép nhập khẩu phần nào nội dung video của Nhật Bản, bao gồm điện ảnh và truyện tranh, một động thái mở rộng trong những năm tiếp theo.

Ngay lúc này, hầu hết nội dung văn hóa Nhật Bản được cho phép, trừ phim truyền hình, kịch, chương trình truyền hình thực tế và các video ca nhạc bằng tiếng Nhật Bản.

Ở thời điểm đó, người ta lo ngại rằng dòng chảy văn hóa Nhật Bản có thể lấn át nội dung Hàn Quốc. Thậm chí giờ đây, Nhật Bản có thị trường âm nhạc lớn thứ hai trên thế giới, ước tính trị giá hơn 5.7 tỉ USD, lớn hơn Hàn Quốc gấp 6 lần (945 triệu USD).

Một số lĩnh vực, ví dụ như phim hoạt hình Hàn Quốc chịu tổn thất nặng nề. Nhưng Hàn Quốc tiếp tục phát triển mạnh trong khu vực, ví dụ như âm nhạc và điện ảnh, vượt qua hàng xóm của mình trong một số trường hợp.

Ví dụ, truyện tranh Nhật Bản “Old Boy” - không phải là một trong những truyện tranh thịnh hành nhất, thậm chí ở Nhật Bản - đã được làm thành một bộ phim được đánh giá cao, “Old Boy”, do đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook thực hiện, làm lu mờ tài liệu gốc.

Nội dung Hàn Quốc phát triển mạnh

Twice, Blackpink và BTS không chỉ là những sản phẩm Hàn Quốc thành công đã cập bến ở Nhật Bản.

Báo cáo nói trên của KOCCA cho thấy xuất khẩu nội dung trò chơi điện tử của Hàn Quốc sang Nhật Bản lên đến 600 triệu USD vào năm 2016, gấp 12 lần so với 50 triệu USD mà Hàn Quốc bỏ ra nhập khẩu nội dung trò chơi điện tử của Nhật Bản. Con số đối với truyện tranh và điện ảnh cũng tương tự, nhưng Hàn Quốc đang bán nhiều hơn mua khi nói đến nội dung văn hóa.

Dù căng thẳng vẫn đang diễn ra giữa hai nước, nhóm nhạc Nhật Bản Cornelius vẫn biểu diễn thời gian gần đây tại Liên hoan nhạc rock Incheon Pentaport 2019.

Vào giai đoạn đầu của việc tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản, một số cư dân mạng đã chỉ trích các thành viên Nhật Bản của nhóm Twice và IZ*ONE, nhưng phong trào này nhanh chóng bị đa số công chúng đàn áp. Nhóm nhạc nữ Rocket Punch - có một thành viên Nhật Bản - đã ra mắt theo kế hoạch vào hồi đầu tháng 8.

Trong khi không thể biết khi nào sự đối đầu giữa Seoul và Tokyo sẽ chấm dứt, sự trao đổi văn hóa giữa hai đất nước dường như vẫn đang diễn ra mạnh mẽ - một hiện tượng không thể tưởng tượng được cách đó hai thập niên.

Mê Linh (theo Korea Herald)

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri-c-80/cau-chuyen-van-hoa-c-130/nghe-thuat-giai-tri-han-quoc-phat-trien-manh-me-hon-bao-gio-het-120496.html