Nghe tiếng gầm gừ trong hang, 'tá hỏa' phát hiện ra bí mật động trời...

Các chuyên gia phát hiện hang động cổ xưa này lần đầu tiên là vào năm 2007. Vào thời điểm ấy, một số nhà nghiên cứu cho biết đã nghe thấy tiếng gầm gừ bí ẩn, hóa ra bên trong có thứ khủng khiếp này.

Trong lần khám phá hang dung nham Umm Jirsan nằm ở vùng sa mạc Haret Bani Rashid, phía đông Khaybar, Tây Bắc Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út), giới khảo cổ tìm thấy hàng chục nghìn bộ xương của con người lẫn động vật.

Trong lần khám phá hang dung nham Umm Jirsan nằm ở vùng sa mạc Haret Bani Rashid, phía đông Khaybar, Tây Bắc Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út), giới khảo cổ tìm thấy hàng chục nghìn bộ xương của con người lẫn động vật.

Theo đó, các nhà khảo cổ học bắt tay vào nghiên cứu để giải mã những bí ẩn về những bộ xương phát hiện trong hang động trên. Thông qua các nghiên cứu, các chuyên gia xác định hang động chứa hàng chục nghìn bộ xương của con người lần động vật được hình thành từ dung nham của một ngọn núi lửa gần đó vào hàng nghìn năm trước.

Theo đó, các nhà khảo cổ học bắt tay vào nghiên cứu để giải mã những bí ẩn về những bộ xương phát hiện trong hang động trên. Thông qua các nghiên cứu, các chuyên gia xác định hang động chứa hàng chục nghìn bộ xương của con người lần động vật được hình thành từ dung nham của một ngọn núi lửa gần đó vào hàng nghìn năm trước.

Các chuyên gia phát hiện hang động cổ xưa này lần đầu tiên là vào năm 2007. Vào thời điểm ấy, một số nhà nghiên cứu cho biết đã nghe thấy tiếng gầm gừ bí ẩn phát ra từ bên trong. Vì vậy, họ không tiến sâu vào bên trong hang động để kiểm tra.

Các chuyên gia phát hiện hang động cổ xưa này lần đầu tiên là vào năm 2007. Vào thời điểm ấy, một số nhà nghiên cứu cho biết đã nghe thấy tiếng gầm gừ bí ẩn phát ra từ bên trong. Vì vậy, họ không tiến sâu vào bên trong hang động để kiểm tra.

Mãi đến gần đây, các chuyên gia thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Saudi Arabia, Đại học King Saud và Viện Max Planck của Đức tiến sâu vào bên trong hang động để tìm hiểu nơi đây đang che giấu bí mật nào.

Mãi đến gần đây, các chuyên gia thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Saudi Arabia, Đại học King Saud và Viện Max Planck của Đức tiến sâu vào bên trong hang động để tìm hiểu nơi đây đang che giấu bí mật nào.

Vì vậy, nhóm chuyên gia phát hiện bên trong hang động cổ có nhiều khoang. Mỗi khoang có hàng chục nghìn bộ xương của con người và động vật.

Vì vậy, nhóm chuyên gia phát hiện bên trong hang động cổ có nhiều khoang. Mỗi khoang có hàng chục nghìn bộ xương của con người và động vật.

Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, hàng chục nghìn bộ xương trong hang động gồm hài cốt của con người và xương của khoảng 40 loài động vật. Trong số các loài động vật có ngựa, lừa, lạc đà, dê, linh dương, linh cẩu. Một số bộ xương được xác định có niên đại 6.839 năm tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, hàng chục nghìn bộ xương trong hang động gồm hài cốt của con người và xương của khoảng 40 loài động vật. Trong số các loài động vật có ngựa, lừa, lạc đà, dê, linh dương, linh cẩu. Một số bộ xương được xác định có niên đại 6.839 năm tuổi.

Lý giải việc xuất hiện những bộ hài cốt của con người trong hang động, các chuyên gia cho rằng, những con linh cẩu có khả năng đào bới những ngôi mộ chứa thi hài của con người để ăn thịt.

Lý giải việc xuất hiện những bộ hài cốt của con người trong hang động, các chuyên gia cho rằng, những con linh cẩu có khả năng đào bới những ngôi mộ chứa thi hài của con người để ăn thịt.

Linh cẩu sọc có thể ăn bất cứ thứ gì từ động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, côn trùng cho tới thực vật. Loài động vật này cũng rất ăn thịt thối rữa.

Linh cẩu sọc có thể ăn bất cứ thứ gì từ động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, côn trùng cho tới thực vật. Loài động vật này cũng rất ăn thịt thối rữa.

Thậm chí, linh cẩu sọc còn có khả năng tiêu hóa các bộ phận của con mồi mà hầu hết các loài động vật không thể tiêu hóa như móng guốc, sừng, lông và dây chằng. Sở dĩ như vậy là vì linh cẩu sọc có bộ hàm rắn chắc. Do đó, chúng có thể gặm và nghiền nát xương của con mồi.

Thậm chí, linh cẩu sọc còn có khả năng tiêu hóa các bộ phận của con mồi mà hầu hết các loài động vật không thể tiêu hóa như móng guốc, sừng, lông và dây chằng. Sở dĩ như vậy là vì linh cẩu sọc có bộ hàm rắn chắc. Do đó, chúng có thể gặm và nghiền nát xương của con mồi.

Không những vậy, linh cẩu còn có thói quen cất giữ thức ăn như xương, thịt và thậm chí nhặt bất kỳ phần thịt dư thừa nào từ con mồi mà chúng tìm thấy rồi mang về nơi trú ngụ. Với việc tìm thấy hàng chục nghìn bộ xương, các chuyên gia suy đoán hang động này có thể là nơi ẩn náu của linh cẩu trong hàng nghìn năm.

Không những vậy, linh cẩu còn có thói quen cất giữ thức ăn như xương, thịt và thậm chí nhặt bất kỳ phần thịt dư thừa nào từ con mồi mà chúng tìm thấy rồi mang về nơi trú ngụ. Với việc tìm thấy hàng chục nghìn bộ xương, các chuyên gia suy đoán hang động này có thể là nơi ẩn náu của linh cẩu trong hàng nghìn năm.

Mời độc giả xem video: An Giang: phát hiện bộ xương người trên đỉnh núi Cấm. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nghe-tieng-gam-gu-trong-hang-ta-hoa-phat-hien-ra-bi-mat-dong-troi-1571900.html