Nghìn người chen chân xem lễ rước 17 'ông lợn' trên kiệu tại La Phù

Đêm ngày 13 tháng Giêng, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) làm lễ rước 'ông lợn' ra đình làng để dâng tế thành hoàng làng. Năm nay, lễ hội thu hút hàng nghìn người đến tham dự.

Hàng năm, cứ vào ngày 13 tháng Giêng, lễ rước "ông lợn" La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại tổ chức để tưởng nhớ công ơn Thành hoàng làng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6, đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.

Tương truyền rằng, trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc, ông lại mổ lợn, thổi xôi khao quân. Người dân trong làng thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành hoàng làng.

Mỗi năm vào dịp lễ, các xóm trong làng lại mang lợn ra đình dâng tế Thành Hoàng. Lợn được dâng tế đều được tuyển chọn kỹ càng, nuôi dưỡng cẩn thận, chu đáo từ các năm trước với cân nặng từ 170 kg đến 230 kg. Năm nay, từ 10 xóm của làng La Phù đã chọn ra được 17 "ông lợn" đủ tiêu chuẩn để tham dự.

Ông Nguyễn Phan Đích, trưởng ban khánh tiết xã La Phù cho biết: Những năm đầu lễ hội chỉ có 6 thôn dâng 6 lễ, sau này khi xã có 10 thôn thì dâng lên 10 lễ.

"Hiện tại xã có khoảng 10 thôn dâng 10 lễ, dần dần nhân khẩu tăng lên và đời sống ấm no nên nhiều thôn dâng 2 lễ, tổng cộng lên đến 17 lễ. Sau các năm bị gián đoạn vì COVID-19, lễ năm nay thu hút rất đông người dân. Không chỉ người dân xã La Phù mà còn cả du khách thập phương rất phấn khởi khi tham gia lễ hội này", ông Đích cho biết thêm.

Trước lễ rước, người dân các thôn tập trung trang trí "ông lợn".

Trước lễ rước, người dân các thôn tập trung trang trí "ông lợn".

Việc trang trí thông thường sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tiếng. Những vật trang trí lên “ông lợn” thường phải dùng kim khâu vào da, không thể dùng hồ dán hay keo dán.

Việc trang trí thông thường sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tiếng. Những vật trang trí lên “ông lợn” thường phải dùng kim khâu vào da, không thể dùng hồ dán hay keo dán.

Đúng 18h, các "ông lợn" và kiệu lễ vật được rước ra đình để chuẩn bị cho lễ tế.

Đúng 18h, các "ông lợn" và kiệu lễ vật được rước ra đình để chuẩn bị cho lễ tế.

Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người tham dự.

Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người tham dự.

Trước đây, các "ông lợn" dâng tế chỉ nặng tối đa là 100 kg. Giờ đây, với cách chăm sóc đặc biệt, các "ông lợn" nặng trung bình khoảng 200 kg. Thế nên những người khiêng kiệu đều phải là thanh niên trai tráng.

Trước đây, các "ông lợn" dâng tế chỉ nặng tối đa là 100 kg. Giờ đây, với cách chăm sóc đặc biệt, các "ông lợn" nặng trung bình khoảng 200 kg. Thế nên những người khiêng kiệu đều phải là thanh niên trai tráng.

Pháo hoa được đốt lên trên đường rước "ông lợn" ra đình.

Pháo hoa được đốt lên trên đường rước "ông lợn" ra đình.

Từng thôn làng lại có phong cách rước kiệu khác nhau, có làng rước cùng điệu múa sinh tiền hoặc múa rồng…

Từng thôn làng lại có phong cách rước kiệu khác nhau, có làng rước cùng điệu múa sinh tiền hoặc múa rồng…

Gần đến giờ làm lễ, dòng người đổ về khu vực này ngày càng đông.

Gần đến giờ làm lễ, dòng người đổ về khu vực này ngày càng đông.

Nhiều khu vực chật cứng người, không thể di chuyển.

Nhiều khu vực chật cứng người, không thể di chuyển.

Đúng 21h, các "ông lợn" được rước vào đình.

Đúng 21h, các "ông lợn" được rước vào đình.

Theo đại diện Ban khánh tiết cho biết, trong 17 "ông lợn" sẽ có 6 lễ đẹp nhất được chọn để đưa vào cung chính của đình làm lễ dâng tế. Số còn lại sẽ được đặt bên ngoài.

Theo đại diện Ban khánh tiết cho biết, trong 17 "ông lợn" sẽ có 6 lễ đẹp nhất được chọn để đưa vào cung chính của đình làm lễ dâng tế. Số còn lại sẽ được đặt bên ngoài.

Trong 17 lễ, "ông lợn" nặng nhất là 240 kg, và "ông lợn" nhẹ nhất là 157 kg.

Trong 17 lễ, "ông lợn" nặng nhất là 240 kg, và "ông lợn" nhẹ nhất là 157 kg.

Du khách đến lễ tại đình.

Du khách đến lễ tại đình.

Đình làng La Phù chật kín người xem lễ rước.

Đình làng La Phù chật kín người xem lễ rước.

Nhiều du khách bị "mắc kẹt" giữa đám đông.

Nhiều du khách bị "mắc kẹt" giữa đám đông.

Đến 12h đêm, các bậc cao niên bắt đầu làm lễ tế cho tới 1-2h sáng hôm sau. Sau đó, các xóm sẽ khiêng lợn về nhà đợi đến sáng chia cho người dân.

Đến 12h đêm, các bậc cao niên bắt đầu làm lễ tế cho tới 1-2h sáng hôm sau. Sau đó, các xóm sẽ khiêng lợn về nhà đợi đến sáng chia cho người dân.

Duy Phạm

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nghin-nguoi-chen-chan-xem-le-ruoc-17-ong-lon-tren-kieu-tai-la-phu-post1507321.tpo