Ngỡ ngàng kho pháo tự hành của Việt Nam năm 2019

Với sự phát triển vượt bậc của công nghiệp quốc phòng nội địa, kho pháo tự hành của Quân đội Nhân dân Việt Nam liên tục được bổ sung, tăng cường các trang bị mới, không chỉ bó hẹp ở vũ khí của Liên Xô cung cấp.

Trong đoạn phóng sự phát trên kênh Quốc phòng Việt Nam mới đây lần đầu giới thiệu mẫu pháo tự hành thế hệ mới do nhà máy Z751 thiết kế, chế tạo. Thành tựu này tiếp tục tăng cường thêm sức mạnh lực lượng pháo tự hành của quân đội ta trong tương lai gần. Khẩu pháo mới sử dụng khung gầm xe bánh lốp Ural 4320 6x6 bánh lắp pháo 85mm D-44 lấy từ các khẩu xe kéo hệ cũ. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Trong đoạn phóng sự phát trên kênh Quốc phòng Việt Nam mới đây lần đầu giới thiệu mẫu pháo tự hành thế hệ mới do nhà máy Z751 thiết kế, chế tạo. Thành tựu này tiếp tục tăng cường thêm sức mạnh lực lượng pháo tự hành của quân đội ta trong tương lai gần. Khẩu pháo mới sử dụng khung gầm xe bánh lốp Ural 4320 6x6 bánh lắp pháo 85mm D-44 lấy từ các khẩu xe kéo hệ cũ. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Trước đó, Việt Nam tích hợp thành công hàng loạt các loại pháo xe kéo lên khung gầm xe bánh lốp hoặc xe bánh xích. Các khí tài mới góp phần tăng cường đáng kể hỏa lực cơ động cho pháo binh Việt Nam làm tốt nhiệm vụ yểm trợ bộ binh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Trước đó, Việt Nam tích hợp thành công hàng loạt các loại pháo xe kéo lên khung gầm xe bánh lốp hoặc xe bánh xích. Các khí tài mới góp phần tăng cường đáng kể hỏa lực cơ động cho pháo binh Việt Nam làm tốt nhiệm vụ yểm trợ bộ binh trên chiến trường. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Điển hình là dự án tích hợp lựu pháo M101 105mm kiểu Mỹ lên khung gầm xe vận tải Ural-4320 của Nga. Chúng ta phát triển hai kiểu pháo loại này với kiểu sau cải tiến hơn hệ trước. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Điển hình là dự án tích hợp lựu pháo M101 105mm kiểu Mỹ lên khung gầm xe vận tải Ural-4320 của Nga. Chúng ta phát triển hai kiểu pháo loại này với kiểu sau cải tiến hơn hệ trước. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Một số lượng nhỏ pháo tự hành 105mm hiện đã được sản xuất, bước đầu trang bị cho bộ đội pháo binh thử nghiệm tác chiến. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Một số lượng nhỏ pháo tự hành 105mm hiện đã được sản xuất, bước đầu trang bị cho bộ đội pháo binh thử nghiệm tác chiến. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Bên cạnh đó, tại Quân khu 9, các cơ sở quốc phòng ở đây đã nghiệm thu thành công hàng loạt các loại pháo lắp trên khung gầm xe thiết giáp vận tải bánh xích M548 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, tại Quân khu 9, các cơ sở quốc phòng ở đây đã nghiệm thu thành công hàng loạt các loại pháo lắp trên khung gầm xe thiết giáp vận tải bánh xích M548 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: TTXVN

Ví dụ như pháo tự hành 105mm, pháo phòng không tự hành 23mm hoặc 37mm, pháo tự hành 85mm. Nguồn ảnh: TTXVN

Ví dụ như pháo tự hành 105mm, pháo phòng không tự hành 23mm hoặc 37mm, pháo tự hành 85mm. Nguồn ảnh: TTXVN

Ngoài các hệ thống pháo tự hành tự sản xuất, hiện Việt Nam duy trì tình trạng cực kỳ tốt, sẵn sàng chiến đấu của các loại pháo tự hành do Liên Xô viện trợ như 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya, ASU-85 và SU-100. Trong ảnh, pháo tự hành 2S3 Akatsiya tại lữ đoàn pháo binh 45 anh hùng. Nguồn ảnh: QĐND

Ngoài các hệ thống pháo tự hành tự sản xuất, hiện Việt Nam duy trì tình trạng cực kỳ tốt, sẵn sàng chiến đấu của các loại pháo tự hành do Liên Xô viện trợ như 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya, ASU-85 và SU-100. Trong ảnh, pháo tự hành 2S3 Akatsiya tại lữ đoàn pháo binh 45 anh hùng. Nguồn ảnh: QĐND

Trong ảnh là pháo tự hành 2S3 Akatsiya tại Lữ đoàn pháo binh 45, loại này được quân đội ta định danh là SU-152 – “trùng” với tên gọi pháo tự hành nổi tiếng Liên Xô trong CTTG 2. 2S3 do Cục thiết kế Petrov thiết kế năm 1967, sản xuất ở Liên Xô và Nga từ 1967-1993. Ngoài Việt Nam, ngay cả ở Nga 2S3 vẫn là loại pháo tự hành phổ biến, trang bị rộng rãi cho các sư đoàn chủ lực. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Trong ảnh là pháo tự hành 2S3 Akatsiya tại Lữ đoàn pháo binh 45, loại này được quân đội ta định danh là SU-152 – “trùng” với tên gọi pháo tự hành nổi tiếng Liên Xô trong CTTG 2. 2S3 do Cục thiết kế Petrov thiết kế năm 1967, sản xuất ở Liên Xô và Nga từ 1967-1993. Ngoài Việt Nam, ngay cả ở Nga 2S3 vẫn là loại pháo tự hành phổ biến, trang bị rộng rãi cho các sư đoàn chủ lực. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Hệ thống pháo tự hành 2S3 dùng khung gầm xe xích Object 303 với trọng lượng 28 tấn, dài tổng thể 8,4m, rộng 3,25m, cao 3,05m. 2S3 trang bị khẩu pháo 152,4mm D-22 với chiều dài nòng gấp 27 lần cỡ nòng. Tốc độ bắn pháo 2,6-3,5 viên/phút, tầm bắn từ 18,5-24km tùy loại đạn. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Hệ thống pháo tự hành 2S3 dùng khung gầm xe xích Object 303 với trọng lượng 28 tấn, dài tổng thể 8,4m, rộng 3,25m, cao 3,05m. 2S3 trang bị khẩu pháo 152,4mm D-22 với chiều dài nòng gấp 27 lần cỡ nòng. Tốc độ bắn pháo 2,6-3,5 viên/phút, tầm bắn từ 18,5-24km tùy loại đạn. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozdika được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam cùng đợt với 2S3 Akatsiya. Loại này ta định danh riêng là SU-122. Cũng như 2S3, 2S1 đang được Nga và nhiều nước khác sử dụng phổ biến, chưa hề lạc hậu. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozdika được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam cùng đợt với 2S3 Akatsiya. Loại này ta định danh riêng là SU-122. Cũng như 2S3, 2S1 đang được Nga và nhiều nước khác sử dụng phổ biến, chưa hề lạc hậu. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Pháo tự hành 2S1 sử dụng khung gầm xe thiết giáp MT-LB cải tiến với trọng lượng 16 tấn, trang bị khẩu pháo cỡ 122mm 2A18 có tốc độ bắn phát/phút tầm bắn 15-21km tùy loại đạn. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Pháo tự hành 2S1 sử dụng khung gầm xe thiết giáp MT-LB cải tiến với trọng lượng 16 tấn, trang bị khẩu pháo cỡ 122mm 2A18 có tốc độ bắn phát/phút tầm bắn 15-21km tùy loại đạn. Nguồn ảnh: Quốc phòng Việt Nam

Trong ảnh là pháo tự hành ASU-85 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam những năm 1980 phục vụ bảo vệ biên giới phía Bắc. Tuy là thiết kế đậm chất CTTG 2 với pháo chính gắn chặt thân xe, nhưng có một điều đặc biệt – ASU-85 là pháo tự hành có khả năng nhảy dù duy nhất mà Việt Nam có. Nó từng được trang bị cho bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô. ASU-85 nặng 15 tấn, dùng khung gầm xe tăng PT-76, lắp pháo 85mm D-70 đạt tầm bắn hiệu quả 1.150m chống tăng và tối đa khi bắn gián tiếp tới 10km. Nguồn ảnh: QĐND

Trong ảnh là pháo tự hành ASU-85 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam những năm 1980 phục vụ bảo vệ biên giới phía Bắc. Tuy là thiết kế đậm chất CTTG 2 với pháo chính gắn chặt thân xe, nhưng có một điều đặc biệt – ASU-85 là pháo tự hành có khả năng nhảy dù duy nhất mà Việt Nam có. Nó từng được trang bị cho bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô. ASU-85 nặng 15 tấn, dùng khung gầm xe tăng PT-76, lắp pháo 85mm D-70 đạt tầm bắn hiệu quả 1.150m chống tăng và tối đa khi bắn gián tiếp tới 10km. Nguồn ảnh: QĐND

Cuối cùng là SU-100 – khẩu pháo tự hành xung kích huyền thoại của Liên Xô cuối CTTG 2. Loại này được cung cấp cho ta cuối những năm 1970 và hiện vẫn phục vụ trong một số đơn vị hải quân và lục quân. Nhờ việc dùng khung gầm T-34, pháo của T-54, nên ta vẫn tự duy trì không cần sự trợ giúp từ bên ngoài về linh kiện, đạn dược. Nguồn ảnh: QĐND

Cuối cùng là SU-100 – khẩu pháo tự hành xung kích huyền thoại của Liên Xô cuối CTTG 2. Loại này được cung cấp cho ta cuối những năm 1970 và hiện vẫn phục vụ trong một số đơn vị hải quân và lục quân. Nhờ việc dùng khung gầm T-34, pháo của T-54, nên ta vẫn tự duy trì không cần sự trợ giúp từ bên ngoài về linh kiện, đạn dược. Nguồn ảnh: QĐND

Video pháo xe kéo D44 85mm khai hỏa thế nào. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ngo-ngang-kho-phao-tu-hanh-cua-viet-nam-nam-2019-1260609.html