Ngỡ ngàng những địa danh nổi tiếng 'chìm nghỉm' dưới đại dương

Những địa danh sau đây từng một thời là nơi sầm uất hay địa điểm du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân những địa danh này ngày nay đã ngập chìm trong nước.

1. Thành phố cổ Shicheng, Trung Quốc: Dưới đáy hồ nhân tạo Qiando ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là thành phố 600 năm tuổi Shi Cheng (Thiên Đảo Hồ), hay còn gọi là "Thành phố Sư tử".

1. Thành phố cổ Shicheng, Trung Quốc: Dưới đáy hồ nhân tạo Qiando ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là thành phố 600 năm tuổi Shi Cheng (Thiên Đảo Hồ), hay còn gọi là "Thành phố Sư tử".

Năm 1959, chính phủ Trung Quốc quyết định xây dựng một trạm thủy điện mới. Thung lũng nơi thành phố Shi Cheng đã bị nhấn chìm, trở thành hồ thủy điện.

Năm 1959, chính phủ Trung Quốc quyết định xây dựng một trạm thủy điện mới. Thung lũng nơi thành phố Shi Cheng đã bị nhấn chìm, trở thành hồ thủy điện.

Thành phố đã bị lãng quên cho đến khi được một đoàn thám hiểm của chính phủ tìm thấy vào năm 2001. Dù chìm dưới nước trong một thời gian dài nhưng các công trình như cổng thành, tượng đá, cột trụ, tay nắm cửa hình đầu rồng chạm khắc trang trí công phu, cũng như những bản khắc lịch sử của thành phố hầu như còn như nguyên vẹn.

Thành phố đã bị lãng quên cho đến khi được một đoàn thám hiểm của chính phủ tìm thấy vào năm 2001. Dù chìm dưới nước trong một thời gian dài nhưng các công trình như cổng thành, tượng đá, cột trụ, tay nắm cửa hình đầu rồng chạm khắc trang trí công phu, cũng như những bản khắc lịch sử của thành phố hầu như còn như nguyên vẹn.

 Địa danh nổi tiếng này đã nhận được nhiều sự chú ý và được mệnh danh là “Atlantis của Trung Quốc”. Tuy nhiên, hiện nơi đây chỉ được nhắc đến là một trong những thành phố bị nhấn chìm dưới lòng hồ Qiando.

Địa danh nổi tiếng này đã nhận được nhiều sự chú ý và được mệnh danh là “Atlantis của Trung Quốc”. Tuy nhiên, hiện nơi đây chỉ được nhắc đến là một trong những thành phố bị nhấn chìm dưới lòng hồ Qiando.

2. Tháp chuông Kalyazin: Năm 1939, tháp chuông Kalyazin bị ngập do xây dựng đập Uglich. Nhưng khác với Sư Thành, du khách không cần lặn để khám phá tàn tích của Kalyazin vì phần tháp của nó vẫn nhô cao trên mặt nước.

2. Tháp chuông Kalyazin: Năm 1939, tháp chuông Kalyazin bị ngập do xây dựng đập Uglich. Nhưng khác với Sư Thành, du khách không cần lặn để khám phá tàn tích của Kalyazin vì phần tháp của nó vẫn nhô cao trên mặt nước.

Tháp chuông là phần còn lại của tu viện St. Nicholas, được xây dựng vào khoảng 1796 - 1800. Năm 1939, chính phủ đã quyết định nhấn chìm thị trấn để làm hồ chứa nước trên sông Volga. Tu viện vì thế bị bỏ hoang.

Tháp chuông là phần còn lại của tu viện St. Nicholas, được xây dựng vào khoảng 1796 - 1800. Năm 1939, chính phủ đã quyết định nhấn chìm thị trấn để làm hồ chứa nước trên sông Volga. Tu viện vì thế bị bỏ hoang.

Tuy vậy, khi các du khách bị ấn tượng với khung cảnh kỳ lạ của nhà thờ còn hiện diện trên mặt nước, quốc gia này đã quyết định gia cố tháp chuông và tạo một hòn đảo nhỏ bao quanh để những con thuyền có thể ghé vào.

Tuy vậy, khi các du khách bị ấn tượng với khung cảnh kỳ lạ của nhà thờ còn hiện diện trên mặt nước, quốc gia này đã quyết định gia cố tháp chuông và tạo một hòn đảo nhỏ bao quanh để những con thuyền có thể ghé vào.

3. Pavlopetri, Hy Lạp: Pavlopetri được cho là thành phố nằm dưới nước lâu đời nhất trong lịch sử, khi nó bị lũ lụt nhấn chìm cách đây gần 5.000 năm ở độ sâu 4 m. Thành phố này nằm bên bờ biển của khu vực lịch sử Lakonia thuộc bán đảo Peloponnese.

3. Pavlopetri, Hy Lạp: Pavlopetri được cho là thành phố nằm dưới nước lâu đời nhất trong lịch sử, khi nó bị lũ lụt nhấn chìm cách đây gần 5.000 năm ở độ sâu 4 m. Thành phố này nằm bên bờ biển của khu vực lịch sử Lakonia thuộc bán đảo Peloponnese.

Một chuyên gia đến từ đại học Nottingham, Anh cho biết họ đã tìm thấy đưới đáy biển một thành phố gần như hoàn chỉnh, với đường phố, tòa nhà, khu vườn, lăng mộ... Ngày nay, đây là địa danh thường xuyên được khách du lịch nhắc đến và mong muốn ghé thăm.

Một chuyên gia đến từ đại học Nottingham, Anh cho biết họ đã tìm thấy đưới đáy biển một thành phố gần như hoàn chỉnh, với đường phố, tòa nhà, khu vườn, lăng mộ... Ngày nay, đây là địa danh thường xuyên được khách du lịch nhắc đến và mong muốn ghé thăm.

4. Làng Villa Epecúen, Argentina: Nằm cách Buenos Aires, thủ đô của Argentina khoảng 600km về phía Tây Nam, làng Villa Epecúen từng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Argentina vào giữa thế kỷ XX. Thế nhưng chỉ sau một trận mưa bất ngờ, nơi đây chỉ còn là một đống đổ nát với những hàng cây trơ trọi.

4. Làng Villa Epecúen, Argentina: Nằm cách Buenos Aires, thủ đô của Argentina khoảng 600km về phía Tây Nam, làng Villa Epecúen từng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Argentina vào giữa thế kỷ XX. Thế nhưng chỉ sau một trận mưa bất ngờ, nơi đây chỉ còn là một đống đổ nát với những hàng cây trơ trọi.

Được biết lúc bấy giờ, làng là nơi cư trú của khoảng 5.000 cư dân, thu hút trên 30.000 khách tới du dịch mỗi năm. Tuy nhiên, vào năm 1985, một trận mưa lớn đã làm vỡ đập ngăn hồ nước khiến toàn bộ ngôi làng chìm trong biển nước.

Được biết lúc bấy giờ, làng là nơi cư trú của khoảng 5.000 cư dân, thu hút trên 30.000 khách tới du dịch mỗi năm. Tuy nhiên, vào năm 1985, một trận mưa lớn đã làm vỡ đập ngăn hồ nước khiến toàn bộ ngôi làng chìm trong biển nước.

Các vùng nước mặn nhấn chìm ngôi làng trong khoảng 25 năm rồi mới rút dần, để lộ một khung cảnh tan hoang, các ngôi nhà bị phá hủy, cây cối thì mục ruỗng...

Các vùng nước mặn nhấn chìm ngôi làng trong khoảng 25 năm rồi mới rút dần, để lộ một khung cảnh tan hoang, các ngôi nhà bị phá hủy, cây cối thì mục ruỗng...

Xem thêm video: “Soi” “tàu cá mập” gần nửa tỉ USD ở Mỹ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ngo-ngang-nhung-dia-danh-noi-tieng-chim-nghim-duoi-dai-duong-1806502.html