Ngoài dương xỉ, lạc tiên, những cây nào có thể ăn giúp sống sót nếu lạc trong rừng hoặc rơi xuống vực sâu? Đặc biệt lưu ý 6 loại quả tuyệt đối không ăn kẻo trúng độc

Chắc hẳn bà L. cũng là người hiểu rõ về cây cối trong rừng, có kỹ năng sinh tồn tốt và rất may mắn thì mới chọn được những loại cây ăn được để sống sót qua ngày.

Sự việc bà N.T.B.L (59 tuổi) rơi xuống vực ở núi Yên Tử 7 ngày phải ăn cây dương xỉ, củ lạc tiên, bới rác tìm nước thừa trong chai nhựa để uống đang khiến dư luận xôn xao. Trả lời trên một trang báo, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, việc bà N.T.B.L (59 tuổi, ở Hà Nội) sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực sâu là chuyện rất may mắn. Tuy nhiên còn may mắn hơn nữa khi bà L. đã biết tự cứu lấy mình nhờ việc ăn cây dương xỉ và củ lạc tiên để duy trì sự sống trong suốt 1 tuần.

“Chắc hẳn bà Liên cũng là người hiểu rõ về cây cối trong rừng, có kỹ năng sinh tồn tốt và rất may mắn thì mới chọn được những loại cây ăn được để sống sót qua ngày. Bởi nếu là trường hợp khác không hiểu rõ về cây cối, họ rất có thể ăn phải loại cây có độc dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng”, ông Thịnh nhận định.

Cho biết thêm về những loại cây lành tính giúp sống sót trong những tình huống khẩn cấp như lạc trong rừng hoặc rơi xuống vực sâu, TS. Ngô Đức Phương, Viện trưởng Viện thuốc nam cho biết trên một trang báo, ông đánh giá cao độ an toàn của cây dương xỉ vì đây là loại cây gần như không thuộc loại độc. TS Phương cho biết thêm, cây dương xỉ còn có thể luộc làm thức ăn như rau xanh.

Ngoài ra, TS. Ngô Đức Phương còn chỉ ra thêm nhiều loại cây rất thông dụng như; rau dớn, cây rau đọt choại, cây Quan âm tọa liên, tắc kè đá, hay như cây lạc tiên ở Yên Tử còn được người dân đi lấy về bán rất nhiều… Cơ bản cây độc rất ít, lượng độc thường cũng không đủ gây chết do đó có thể nhấm các loại lá cây.

"Cây nào chua thì không bao giờ độc. Các loại dương xỉ cũng ít khi độc (chỉ có điều nó hơi dai, xơ). Hoặc tìm thấy cây chuối rừng là 1 giải pháp cực tốt: lấy nước từ thân, ăn thân non, ăn củ", TS Ngô Đức Phương cho hay.

Cụ thể về các loại rau, lá lành tính, có thể ăn như sau:Rau dớn

Là một loài rau đặc trưng của các khu vực bờ suối, núi rừng, tán cây hoặc các bờ khe. Rau dớn thuộc họ quyết, mới nhìn nhiều người thường nhầm với cây dương xỉ, nhưng rau dớn có lá nhỏ, cành dài hơn cây dương xỉ.

Hái rau đọt choại

Rau choại có mặt hầu như ở khắp nơi trong vùng Đồng Tháp Mười. Nó thuộc họ dây leo, thân bò đến đâu thì bám rễ đến đó, sống được trong vùng bưng, trũng nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với những vùng đất nhiễm phèn ở Tháp Mười.

Đọt choại loại rau gắn liền cuộc sống dân dã người miền Tây

Đọt choại loại rau gắn liền cuộc sống dân dã người miền Tây

Cây quan âm tọa liên

Là một cây mọc hoang bò leo sát mặt đất. Cây này mọc hoang và được trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi trong nước ta, còn mọc ở các tỉnh ven biển Trung Quốc và Malaixia. Tại Malaixia, người ta thường dùng lá làm thuốc, ngoài ra còn dùng lá tán nhỏ cho vào gạo hay nơi để vải vóc để chống côn trùng khỏi ăn gạo hay phá hỏng vải.

Cây tắc kè đá

Cây tắc kè đá (tổ rồng, tổ phượng) có vị hơi đắng, tính ấm, tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hoạt huyết và tán ứ. Cây này thường được sử dụng để chữa chứng bong gân, gãy xương, ứ máu do té ngã, đau mỏi xương khớp và nhức răng do thận hư yếu.

Hình ảnh cây tắc kè đá

Hình ảnh cây tắc kè đá

Cây lạc tiên

Cây lạc tiên là một cây thuốc nam quý, dạng dây leo bằng tua cuốn, rỗng. Lá mọc so le, dài khoảng 7cm, rộng tới 10cm, chia làm 3 thùy nhọn. Lá kèm rách ở mép. Tua cuốn mọc từ nách lá. Hoa trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả tròn, bao bởi lá bắc tồn tại như là một cái bao ở ngoài. Quả chín vàng, ăn được. Toàn cây có lông.

Cách kiểm tra trước khi ăn

Cây cỏ thường là những thực phẩm lành tính nhưng trong khu vực hoang dã bạn nên chú ý, nó có thể là nguyên nhân gây ngộ độc cho bạn nên cần chú ý và thận trọng trước khi ăn. Nếu nghi ngờ bạn có thể thử bằng những cách dưới đây:

- Ngắt một cuống lá, đọt lá, nếu thấy nhựa, mũ trắng như sữa thì không được ăn.

- Nhai thử một miếng nhỏ, nếu có vị cay, đắng, cảm giác buồn nôn thì tuyệt đối không nên ăn

- Nấu trong nước sôi từ 15 đến 20 phút, ngậm thử một lúc nếu cơ thể không có phản ứng gì, thì bạn có thể ăn từ từ từng miếng nhỏ.

Ngoài ra bạn cần lưu ý những loại quả tuyệt đối không ăn kẻo trúng độc

Nếu không may bị lạc trong rừng hoặc rơi xuống vực sâu, điều đầu tiên bạn cần làm để sinh tồn là tìm nguồn thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, vì có những loại cây nhìn thì hoàn toàn vô hại nhưng lại có thể giết chết bạn.

1. Anh đào đen (Nightshade)

Dù có vẻ ngoài giống với trái việt quất và nho đen, nhưng thực chất đây là loài cây rất nguy hiểm với độc tố cực mạnh - cianyde. Các triệu chứng ngộ độc cyanide bao gồm giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, mất thăng bằng, nhức đầu, phát ban, khô miệng và cổ họng, nói lắp, táo bón, rối loạn, ảo giác, co giật... Chỉ cần ăn từ 2 - 5 quả là đủ để một người khỏe mạnh... "thăng" ngay lập tức.

2. Anh đào dại (Wild cherries)

Anh đào dại là tên gọi chung cho các loài cây anh đào được mọc hoang, không có sự chăm sóc của con người.

Hầu hết anh đào mọc dại không khác gì so với được trồng, dù hương vị có thể ... chán hơn. Tuy nhiên, không phải anh đào dại nào cũng ăn được, vì một số loại anh đào có chứa cianyde - một loại chất kịch độc. Nếu vô tình ăn phải, bạn sẽ chết trong vòng vài nốt nhạc.

3. Quả nhựa ruồi

Quả nhựa ruồi - dù có vẻ ngoài khá bắt mắt, nhưng lại chứa độc tố saponins. Vô tình nuốt phải loại quả này có thể gây ra nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và buồn ngủ kinh khủng khiếp. Và hiển nhiên với những triệu chứng như vậy, việc ăn quá nhiều loại quả này sẽ không để lại hậu quả tốt đẹp gì cho bạn cả, nhất là khi đang... chưa biết lúc nào trở về được nhà.

4. Quả thương lục Mỹ (Pokeberries)

Quả thương lục Mỹ - Pokeberries - là loại cây bụi có thân màu tím đỏ và quả mọc thành cụm màu tím. Chính vẻ ngoài này khiến nhiều người lầm tưởng chúng là nho và thoải mái ăn chúng.

Nhưng đây là một loại cây có độc tính rất cao, dù phần quả là nơi ít độc tính nhất. Đặc biệt, độc tính trên quả sẽ giảm đi khi chín - chuyển thành màu đen. Nhưng không vì thế mà pokeberry bỏ được mác "nguy hiểm". Nếu như vô tình nhấm nháp một vài quả thì không sao, tuy nhiên nếu ăn từ 5 - 10 quả sẽ gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, thậm chí tử vong.

5. Quả cây tử đằng

Tử đằng là loài cây khá nổi tiếng vì vẻ đẹp của nó mỗi khi vào mùa nở hoa.

Trái ngược với vẻ đẹp của mình, tử đằng sở hữu một loại glycoside độc. Chất này có ở trong hạt, quả và vỏ cây, và nếu ăn phải có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở thậm chí tử vong.

Hoa rất đẹp, nhưng quả cây tử đằng thì không thể đụng đến.

Hoa rất đẹp, nhưng quả cây tử đằng thì không thể đụng đến.

6. Quả hồng trâu

Cây hồng trâu, thuộc họ Màn màn, còn gọi là: cây Rom, cây Mề gà, cây Khua mật, cây Móc quạ (Thái Nguyên), chi pản sloa (Cao Bằng)... Độc tố của quả hồng trâu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi). Bị ngộ độc hồng trâu sẽ dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch.

Độc tố của quả hồng trâu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt.

Độc tố của quả hồng trâu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt.

Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Thử nghiệm trên động vật cho thấy liều tối thiểu gây chết (LDmin) qua đường tiêu hóa của hạt có cả cùi đối với thỏ là 18g/kg thể trọng, đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng (động vật chết do suy hô hấp và trụy tim mạch).

https://afamily.vn/tu-vu-nguoi-phu-nu-roi-xuong-vuc-roi-mac-ket-7-ngay-o-yen-tu-an-la-duong-xi-co-the-song-sot-nhieu-ngay-nhung-thieu-nuoc-thi-sao-20220504120628445.chn

Phương Nghi (t/h)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/ngoai-duong-xi-lac-tien-nhung-cay-nao-co-the-an-giup-song-sot-neu-lac-trong-rung-hoac-roi-xuong-vuc-sau-dac-biet-luu-y-6-loai-qua-tuyet-doi-khong-an-keo-trung-doc-17222050423382101.htm