Ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ, cổng luôn mở toang ở Huế

Sự khác lạ trong kiến trúc của chùa thể hiện ngay từ cánh cổng. Công trình này không có dạng tam quan thường thấy mà được thiết kế với 13 tầng mái chồng lên nhau...

Tọa lạc tại phường Hương Hồ, thành phố Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, được nhiều người biết đến với lối kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn của Việt Nam, Champa, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tọa lạc tại phường Hương Hồ, thành phố Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, được nhiều người biết đến với lối kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn của Việt Nam, Champa, Ấn Độ và Nhật Bản.

Sự khác lạ trong kiến trúc chùa Huyền Không thể hiện ngay từ cánh cổng. Công trình này không có dạng tam quan thường thấy mà được thiết kế với 13 tầng mái chồng lên nhau.

Sự khác lạ trong kiến trúc chùa Huyền Không thể hiện ngay từ cánh cổng. Công trình này không có dạng tam quan thường thấy mà được thiết kế với 13 tầng mái chồng lên nhau.

Họa tiết trang trí phần mái cổng chịu ảnh hưởng từ kiến trúc phật giáo Ấn Độ với hình ảnh chim công và các mô típ hoa văn mềm mại uốn lượn.

Họa tiết trang trí phần mái cổng chịu ảnh hưởng từ kiến trúc phật giáo Ấn Độ với hình ảnh chim công và các mô típ hoa văn mềm mại uốn lượn.

Đặc biệt, cổng chùa Huyền Không không có cánh cổng. Điều này hàm chứa thông điệp cửa chùa luôn rộng mở, là nơi tìm về tu tập, chuyển hóa cho tất cả chúng sinh.

Đặc biệt, cổng chùa Huyền Không không có cánh cổng. Điều này hàm chứa thông điệp cửa chùa luôn rộng mở, là nơi tìm về tu tập, chuyển hóa cho tất cả chúng sinh.

Bức tường bao quanh chùa được trang trí bằng một nhóm phù điêu được các nghệ nhân lấy cảm hứng từ hoa văn trên các tòa tháp ở thánh địa Mỹ Sơn của vương quốc Champa cổ. Đây là những hình tượng chưa từng xuất hiện ở các công trình kiến trúc Phật giáo Việt Nam trước đây.

Bức tường bao quanh chùa được trang trí bằng một nhóm phù điêu được các nghệ nhân lấy cảm hứng từ hoa văn trên các tòa tháp ở thánh địa Mỹ Sơn của vương quốc Champa cổ. Đây là những hình tượng chưa từng xuất hiện ở các công trình kiến trúc Phật giáo Việt Nam trước đây.

Các điện thờ của chùa có thiết kế đơn giản và thanh thoát, mang hơi hướng phong cách kiến trúc Nhật Bản, với hành lang rộng, được chống đỡ bằng nhiều cột tròn. Riêng hệ thống cột kèo, xuyên, xà bằng bê-tông giả gỗ tại các vòm mái lại theo kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Các điện thờ của chùa có thiết kế đơn giản và thanh thoát, mang hơi hướng phong cách kiến trúc Nhật Bản, với hành lang rộng, được chống đỡ bằng nhiều cột tròn. Riêng hệ thống cột kèo, xuyên, xà bằng bê-tông giả gỗ tại các vòm mái lại theo kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Trong chính điện bài trí duy nhất một pho tượng Đức Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm. Tượng màu trắng, cao 1,54 mét, có vẻ mặt thanh thoát và từ ái, tay phải đưa lên, tay trái đặt trên lòng bàn chân, như đang đàm đạo cùng các đệ tử.

Trong chính điện bài trí duy nhất một pho tượng Đức Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm. Tượng màu trắng, cao 1,54 mét, có vẻ mặt thanh thoát và từ ái, tay phải đưa lên, tay trái đặt trên lòng bàn chân, như đang đàm đạo cùng các đệ tử.

Công trình ấn tượng nhất của chùa Huyền Không là tòa bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015. Ngôi bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ.

Công trình ấn tượng nhất của chùa Huyền Không là tòa bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015. Ngôi bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ.

Trung tâm của quần thể kiến trúc là ngôi tháp chính có tầm cao vượt khỏi 4 tháp phụ hơn 10 mét. Chiều cao của tháp chính là 37 mét; bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24 mét; chiều dài cạnh đáy ngang là 15,4 mét; cạnh đáy dọc là 9,4 mét.

Trung tâm của quần thể kiến trúc là ngôi tháp chính có tầm cao vượt khỏi 4 tháp phụ hơn 10 mét. Chiều cao của tháp chính là 37 mét; bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24 mét; chiều dài cạnh đáy ngang là 15,4 mét; cạnh đáy dọc là 9,4 mét.

Thiết kế của tháp thể hiện một phần vũ trụ quan của Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.

Thiết kế của tháp thể hiện một phần vũ trụ quan của Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.

Không gian bên trong tháp chính được bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; hai tầng tiếp theo dùng làm nơi tàng trữ Tam tạng Pālī bằng văn tự các nước, chú giải và sách, tài liệu nghiên cứu Phật học.

Không gian bên trong tháp chính được bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; hai tầng tiếp theo dùng làm nơi tàng trữ Tam tạng Pālī bằng văn tự các nước, chú giải và sách, tài liệu nghiên cứu Phật học.

Trong hai tầng thấp nhất, tầng trên dùng làm Thiền phòng và phòng trưng bày các món quà lưu niệm, tầng nền là phòng Khánh tiết, dùng để đón tiếp các vị khách, đoàn khách vãng lai quan trọng.

Trong hai tầng thấp nhất, tầng trên dùng làm Thiền phòng và phòng trưng bày các món quà lưu niệm, tầng nền là phòng Khánh tiết, dùng để đón tiếp các vị khách, đoàn khách vãng lai quan trọng.

Trong khuôn viên chùa Huyền Không còn có nhiều hồ nước và vườn cây được bố trí hài hòa với các công trình kiến trúc, vừa tôn thêm vẻ đẹp của các công trình này, vừa đem lại cảm giác thư thái, bình an cho những vị khách ghé thăm chùa...

Trong khuôn viên chùa Huyền Không còn có nhiều hồ nước và vườn cây được bố trí hài hòa với các công trình kiến trúc, vừa tôn thêm vẻ đẹp của các công trình này, vừa đem lại cảm giác thư thái, bình an cho những vị khách ghé thăm chùa...

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ngoi-chua-co-kien-truc-ky-la-cong-luon-mo-toang-o-hue-2028888.html