Ngôi chùa nào có bức tượng có thể tự đứng lên ngồi xuống?

Bức tượng nổi tiếng ở ngôi chùa này có thể đứng lên rồi từ từ khoan thai ngồi xuống. Đây là sự sáng tạo của nghệ nhân, người dân trong vùng rất tự hào với bức tượng 700 năm tuổi.

Tượng phật nghìn tay nghìn mắt hiện ở chùa Bút Tháp. Bức tượng được nghệ nhân họ Trương tạc ra vào năm 1655 dưới thời nhà Hậu Lê.

Tượng phật nghìn tay nghìn mắt hiện ở chùa Bút Tháp. Bức tượng được nghệ nhân họ Trương tạc ra vào năm 1655 dưới thời nhà Hậu Lê.

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự) nằm ở bên bờ sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Bút Tháp còn được nhân dân gọi với cái tên là chùa Nhạn Tháp.

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự) nằm ở bên bờ sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Bút Tháp còn được nhân dân gọi với cái tên là chùa Nhạn Tháp.

Ngoài chùa Bút Tháp, chùa Mễ Sở ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cũng sở hữu một bức tượng Phật Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt. Năm ngoái, bức tượng bị kẻ xấu đánh đánh cắp, nhưng đã được tìm thấy ở Hà Nội.

Ngoài chùa Bút Tháp, chùa Mễ Sở ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cũng sở hữu một bức tượng Phật Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt. Năm ngoái, bức tượng bị kẻ xấu đánh đánh cắp, nhưng đã được tìm thấy ở Hà Nội.

Ở Hải Phòng, bức tượng thờ Đức Linh Lang Đại vương ở miếu Bảo Hà, rất nổi tiếng, có thể đứng lên rồi từ từ khoan thai ngồi xuống. Sở dĩ có hiện tượng này vì tượng được trang bị các bàn nâng ẩn vào cánh cửa. Khi mở cửa, tượng sẽ tự đứng lên và lúc khép cửa sẽ ngồi xuống. Đây là sự sáng tạo của nghệ nhân, người dân trong vùng rất tự hào với bức tượng 700 năm tuổi.

Ở Hải Phòng, bức tượng thờ Đức Linh Lang Đại vương ở miếu Bảo Hà, rất nổi tiếng, có thể đứng lên rồi từ từ khoan thai ngồi xuống. Sở dĩ có hiện tượng này vì tượng được trang bị các bàn nâng ẩn vào cánh cửa. Khi mở cửa, tượng sẽ tự đứng lên và lúc khép cửa sẽ ngồi xuống. Đây là sự sáng tạo của nghệ nhân, người dân trong vùng rất tự hào với bức tượng 700 năm tuổi.

Chùa Bà Đanh ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ngày nay. Ngôi chùa ở trên núi cao, đường đi lại khó khăn, nên trước đây ít người ghé tới. Chính vì lý do này, có thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”.

Chùa Bà Đanh ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ngày nay. Ngôi chùa ở trên núi cao, đường đi lại khó khăn, nên trước đây ít người ghé tới. Chính vì lý do này, có thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”.

Chùa Hương Tích tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Thiên Lộc, Can Lộc), được mệnh danh "Hoan Châu đệ nhất danh lam".

Chùa Hương Tích tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Thiên Lộc, Can Lộc), được mệnh danh "Hoan Châu đệ nhất danh lam".

Chùa Linh Ứng ở thành phố Đà Nẵng sở hữu bức tượng Quan thế âm Bồ Tát khổng lồ. Năm 2008, bức tượng tự phát ra ánh sáng với 7 màu khác nhau. Đến nay, bức tượng này có tới 13 lần phát ra ánh sáng tương tự. Theo các chuyên gia ở Viện Vật Lý, đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng Mặt Trời.

Chùa Linh Ứng ở thành phố Đà Nẵng sở hữu bức tượng Quan thế âm Bồ Tát khổng lồ. Năm 2008, bức tượng tự phát ra ánh sáng với 7 màu khác nhau. Đến nay, bức tượng này có tới 13 lần phát ra ánh sáng tương tự. Theo các chuyên gia ở Viện Vật Lý, đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng Mặt Trời.

Chuông Quy Điền là một trong An Nam tứ đại khí. Quả chuông được đúc bằng đồng rất lớn, trước đây được đúc để đặt ở chùa Diên Hựu (Một Cột). Về sau, chuông bị giặc Minh phá hủy để lấy đồng làm vũ khí.

Chuông Quy Điền là một trong An Nam tứ đại khí. Quả chuông được đúc bằng đồng rất lớn, trước đây được đúc để đặt ở chùa Diên Hựu (Một Cột). Về sau, chuông bị giặc Minh phá hủy để lấy đồng làm vũ khí.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/thien/ngoi-chua-nao-co-buc-tuong-co-the-tu-dung-len-ngoi-xuong-1379152.html