Ngọn núi xuất hiện vết nứt lớn, sụt sâu 2 m đe dọa hàng chục hộ dân

Sau đợt mưa lớn, ngọn núi ở bản Bủng Sát (Nghệ An) bất ngờ sụt lún sâu 2 m so với hiện trạng cũ, đe dọa cuộc sống hàng chục hộ dân.

Ngày 10/11, lãnh đạo UBND xã Châu Khê (Con Cuông, Nghệ An) cho biết, hiện xã đã báo cáo lên huyện, tỉnh về việc xuất hiện một vết nứt rất lớn và sụt lún ở ngọn núi của bản Bủng Sát nhiều ngày qua, đe dọa tính mạng của người dân sinh sống phía dưới chân núi.

Ngày 10/11, lãnh đạo UBND xã Châu Khê (Con Cuông, Nghệ An) cho biết, hiện xã đã báo cáo lên huyện, tỉnh về việc xuất hiện một vết nứt rất lớn và sụt lún ở ngọn núi của bản Bủng Sát nhiều ngày qua, đe dọa tính mạng của người dân sinh sống phía dưới chân núi.

Ông Vi Văn Mắn - cán bộ nông nghiệp xã Châu Khê cho biết, vết nứt ngọn núi bản Bủng Sát xuất hiện vào tối 29/10, sau nhiều đợt mưa bão liên tiếp.

Ông Vi Văn Mắn - cán bộ nông nghiệp xã Châu Khê cho biết, vết nứt ngọn núi bản Bủng Sát xuất hiện vào tối 29/10, sau nhiều đợt mưa bão liên tiếp.

Theo ghi nhận tại hiện trường, ngọn núi ở bản Bủng Sát xuất hiện một vết nứt kéo dài hàng trăm mét chạy quanh ngọn núi. Phía dưới chân núi nơi có cả trăm hộ dân. 17 hộ dân nằm dưới chân núi bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ sạt núi này.

Theo ghi nhận tại hiện trường, ngọn núi ở bản Bủng Sát xuất hiện một vết nứt kéo dài hàng trăm mét chạy quanh ngọn núi. Phía dưới chân núi nơi có cả trăm hộ dân. 17 hộ dân nằm dưới chân núi bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ sạt núi này.

Vùng bị sụt hiện đã tách ra xa, thấp hơn vị trí ban đầu khoảng 2m. Vết nứt đã xé toạc triền núi, nguy cơ đổ ào xuống bản, làng phía dưới bất cứ lúc nào.

Vùng bị sụt hiện đã tách ra xa, thấp hơn vị trí ban đầu khoảng 2m. Vết nứt đã xé toạc triền núi, nguy cơ đổ ào xuống bản, làng phía dưới bất cứ lúc nào.

Cả vạt đất lớn bị sạt lở thấp so với vị trí ban đầu.

Cả vạt đất lớn bị sạt lở thấp so với vị trí ban đầu.

Vết nứt chạy thẳng xuống phía chân núi nơi có hàng chục hộ dân đang sinh sống.

Vết nứt chạy thẳng xuống phía chân núi nơi có hàng chục hộ dân đang sinh sống.

"Lúc đó khoảng 18h, chúng tôi ở trong nhà thì nghe tiếng nổ rồi tiếp sụt đất rầm rầm. Tôi hoảng quá chạy ra ngoài mới biết là núi bị sạt xuống. Mọi người đều chạy ra khỏi nhà cả", bà Quang Thị Thiện (65 tuổi) nhớ lại và cho biết, 10 ngày qua bà phải đi ở nhờ nhà người thân.

"Lúc đó khoảng 18h, chúng tôi ở trong nhà thì nghe tiếng nổ rồi tiếp sụt đất rầm rầm. Tôi hoảng quá chạy ra ngoài mới biết là núi bị sạt xuống. Mọi người đều chạy ra khỏi nhà cả", bà Quang Thị Thiện (65 tuổi) nhớ lại và cho biết, 10 ngày qua bà phải đi ở nhờ nhà người thân.

Bà Lục Thị Diện (62 tuổi) cùng căn nhà gỗ nằm ngay cạnh vết nứt núi. Bà Diện mong được cơ quan chức năng hỗ trợ di dời nhà đi nơi khác dựng lại để sinh sống.

Bà Lục Thị Diện (62 tuổi) cùng căn nhà gỗ nằm ngay cạnh vết nứt núi. Bà Diện mong được cơ quan chức năng hỗ trợ di dời nhà đi nơi khác dựng lại để sinh sống.

Từ khi xuất hiện vết nứt lớn trên núi, xã Châu Khê đã bố trí lực lượng túc trực tại hiện trường để cảnh báo người dân qua lại và không cho lên khu vực sạt lở.

Từ khi xuất hiện vết nứt lớn trên núi, xã Châu Khê đã bố trí lực lượng túc trực tại hiện trường để cảnh báo người dân qua lại và không cho lên khu vực sạt lở.

Để đảm bảo an toàn, xã Châu Khê đã cho di dời 17 hộ với hơn 50 nhân khẩu đến nơi ở an toàn. Một số người phải ở nhờ nhà người thân.

Để đảm bảo an toàn, xã Châu Khê đã cho di dời 17 hộ với hơn 50 nhân khẩu đến nơi ở an toàn. Một số người phải ở nhờ nhà người thân.

Nhiều ngày qua, một số người dân đã tháo dỡ nhà đi nơi khác để dựng lại ở nơi an toàn hơn.

Nhiều ngày qua, một số người dân đã tháo dỡ nhà đi nơi khác để dựng lại ở nơi an toàn hơn.

Lãnh đạo xã Châu Khê cho biết, ước tính lượng đất, đá bị tách rời hoàn toàn khỏi triền núi ở bản Bủng Sát khoảng 500.000 m3. Phía dưới chân núi đã bị hổng và sạt lở một lượng đất đá lớn, cạnh nhà dân.

Lãnh đạo xã Châu Khê cho biết, ước tính lượng đất, đá bị tách rời hoàn toàn khỏi triền núi ở bản Bủng Sát khoảng 500.000 m3. Phía dưới chân núi đã bị hổng và sạt lở một lượng đất đá lớn, cạnh nhà dân.

Ngôi nhà của một hộ dân nằm chênh vênh ở chân núi.

Ngôi nhà của một hộ dân nằm chênh vênh ở chân núi.

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng, UBND huyện Con Cuông đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan để lập dự án di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng sạt lở.

Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng, UBND huyện Con Cuông đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan để lập dự án di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng sạt lở.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã trực tiếp tới hiện trường kiểm tra, giao huyện Con Cuông tiếp tục chỉ đạo xã thường xuyên kiểm tra, theo dõi để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản cho người dân. Tỉnh đề nghị địa phương chủ động thuê tư vấn khảo sát hiện trạng, xây dựng giải pháp xử lý sạt lở.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã trực tiếp tới hiện trường kiểm tra, giao huyện Con Cuông tiếp tục chỉ đạo xã thường xuyên kiểm tra, theo dõi để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản cho người dân. Tỉnh đề nghị địa phương chủ động thuê tư vấn khảo sát hiện trạng, xây dựng giải pháp xử lý sạt lở.

Ngọc Tú

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/ngon-nui-xuat-hien-vet-nut-lon-sut-sau-2-m-de-doa-hang-chuc-ho-dan-82020101123344891.htm