Ngọt thơm nhãn cổ trăm năm

Thời điểm này, nhiều vườn nhãn trăm năm tuổi từ xã Hiệp Thành đến Vĩnh Trạch Đông đang vào độ chín rộ càng làm tăng vẻ đẹp trù phú của vùng ven biển thành phố Bạc Liêu. Khắp các nhà vườn, từng chùm nhãn chi chít quả mọng nước đang chờ người đến hái.

Tại một số khu vườn, nhiều cây nhãn có hình thù độc đáo, lạ mắt và gốc cây to đến nỗi hai người ôm không xuể. Theo lời kể của những cụ ông, cụ bà ở vùng này, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang hai giống nhãn Su-bic và Tu-huýt từ Trung Quốc về trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Cả hai giống nhãn đều thích nghi với thổ nhưỡng nên phát triển sum sê, cho trái to, vỏ mỏng, cơm giòn, thịt nhãn mọng nước và thơm ngọt. Cũng từ đó, tên gọi Giồng Nhãn ra đời.

Du khách trải nghiệm thu hoạch nhãn và ăn tại vườn Nhãn.

Du khách trải nghiệm thu hoạch nhãn và ăn tại vườn Nhãn.

Nhiều du khách cho biết, họ tìm đến vườn nhãn là vì muốn ngắm nhìn dáng vẻ của những “cụ” nhãn, thưởng thức hương vị thơm ngon của trái nhãn và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên bình yên.

Chị Lê Huyền Trân- một người Bạc Liêu đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Mỗi lần về thăm quê, tôi đều cùng gia đình đi tham quan, vui chơi ở vườn nhãn cổ. Có dịp công tác tại Bạc Liêu. Tôi cũng đã ăn nhãn được trồng ở nhiều nơi khác, song hương vị của nhãn Bạc Liêu mới thật sự khiến tôi nhớ mãi.

Chị Lê Huyền Trân- một người Bạc Liêu đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Mỗi lần về thăm quê, tôi đều cùng gia đình đi tham quan, vui chơi ở vườn nhãn cổ. Có dịp công tác tại Bạc Liêu. Tôi cũng đã ăn nhãn được trồng ở nhiều nơi khác, song hương vị của nhãn Bạc Liêu mới thật sự khiến tôi nhớ mãi.

Ở khu vực này giờ đây không chỉ có nhãn Su-bic và Tu-huýt quý hiếm có tuổi đời đến cả trăm năm tuổi mà thêm có nhãn xuồng cơm vàng với cơm dày, ngọt, thơm và giòn hơn hẳn những giống nhãn khác, được coi là đặc sản thơm ngon nhất của xứ Bạc Liêu.

Đáng chú ý gần đây xuất hiện giống Thanh Nhãn do bà Trần Kiều (71 tuổi, còn gọi là bà Thanh), một chủ khu vườn nhãn cổ rộng lớn ở ấp Giồng Nhãn A, xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu lai tạo thành công. Giống nhãn mới nổi tiếng thơm ngon được đặt, ghép theo tên của bà Thanh nên gọi là Thanh nhãn. Hiện Thanh nhãn được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là khách du lịch.

Nhờ thực hiện ghép cải tạo thành công giống nhãn Bạc Liêu trên cây nhãn bản địa mà năng suất, mẫu mã, chất lượng nhãn đều nâng cao, góp phần tăng thu nhập sau mỗi vụ thu hoạch.

Nhờ thực hiện ghép cải tạo thành công giống nhãn Bạc Liêu trên cây nhãn bản địa mà năng suất, mẫu mã, chất lượng nhãn đều nâng cao, góp phần tăng thu nhập sau mỗi vụ thu hoạch.

Vườn nhãn sum suê trái sẽ là điểm check–in lý tưởng lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời bên người thân và bạn bè

Vườn nhãn sum suê trái sẽ là điểm check–in lý tưởng lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời bên người thân và bạn bè

Mùa nhãn chín ở khu vực Giồng Nhãn thường vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 Âm lịch. Cây nhãn không chỉ mang đến nguồn lợi về kinh tế cho bà con ở Giồng nhãn mà còn tiềm ẩn trong mình những giá trị về du lịch. Đến đây du khách không chỉ có thể tận hưởng được cái không khí mát mẻ mà còn thưởng thức được những quả nhãn đầu tiên trong vụ mùa thu hoạch mà còn mang về từ chính sự trãi nghiệm của bản thân, sẽ là món quà đầy ý nghĩa cho gia đình, người thân và bạn bè. Không chỉ vậy, vườn nhãn sum suê trái sẽ là điểm check–in lý tưởng lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời bên người thân và bạn bè.

Nguyên Du

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ngot-thom-nhan-co-tram-nam-10286834.html