Ngư dân cấp tập về đất liền tránh bão, chấp nhận chuyến vươn khơi thua lỗ

Trước khi bão số 5 đổ bộ đất liền, nhiều ngư dân Quảng Nam căng mình 'chạy đua' với thời gian, cấp tập về đất liền tránh bão, chấp nhận chuyến vươn khơi thua lỗ.

Ngày 11/9, khi bão số 5 (tên quốc tế là Conson) đang áp sát đất liền, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Quảng Nam nối đuôi nhau neo vào cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành để tránh trú bão.

Ngày 11/9, khi bão số 5 (tên quốc tế là Conson) đang áp sát đất liền, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Quảng Nam nối đuôi nhau neo vào cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành để tránh trú bão.

Trước tình hình mưa to, gió lớn, việc neo thuyền vào bờ của ngư dân gặp không ít khó khăn. Ngư dân Bùi Văn Thanh, chủ tàu cá QNa 91838TS cho hay, cách đây 2 ngày, ông cùng 10 thuyền viên đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) thì nhận được thông báo về cơn bão Conson. Lập tức, ông gấp rút lái tàu di chuyển về đất liền để tránh bão.

Trước tình hình mưa to, gió lớn, việc neo thuyền vào bờ của ngư dân gặp không ít khó khăn. Ngư dân Bùi Văn Thanh, chủ tàu cá QNa 91838TS cho hay, cách đây 2 ngày, ông cùng 10 thuyền viên đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) thì nhận được thông báo về cơn bão Conson. Lập tức, ông gấp rút lái tàu di chuyển về đất liền để tránh bão.

Theo ông Thanh, tàu ông mới ra khơi đánh bắt được khoảng 10 ngày thì gặp bão. Sản lượng đánh bắt được chừng 3 tấn cá nục, với giá cá hiện tại hơn 20 nghìn đồng/kg, thì chuyến vươn khơi này tàu ông thua lỗ hơn 100 triệu đồng.

Theo ông Thanh, tàu ông mới ra khơi đánh bắt được khoảng 10 ngày thì gặp bão. Sản lượng đánh bắt được chừng 3 tấn cá nục, với giá cá hiện tại hơn 20 nghìn đồng/kg, thì chuyến vươn khơi này tàu ông thua lỗ hơn 100 triệu đồng.

Đang cùng một số thuyền viên khác neo tàu vào cảng Kỳ Hà, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Nguyễn Văn Bá chia sẻ, tàu ông ra khơi đánh bắt được 3 ngày thì nhận tin báo bão. "Từ đó, anh em hành nghề trên tàu quyết định về đất liền, chấp nhận công cốc, còn chủ tàu như tôi thì chịu thiệt chi phí nhiên liệu. Hy vọng, bão sớm tan để ra khơi trở lại", ông Bá nói.

Đang cùng một số thuyền viên khác neo tàu vào cảng Kỳ Hà, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Nguyễn Văn Bá chia sẻ, tàu ông ra khơi đánh bắt được 3 ngày thì nhận tin báo bão. "Từ đó, anh em hành nghề trên tàu quyết định về đất liền, chấp nhận công cốc, còn chủ tàu như tôi thì chịu thiệt chi phí nhiên liệu. Hy vọng, bão sớm tan để ra khơi trở lại", ông Bá nói.

Việc thu mua hải sản tại cảng Kỳ Hà đang diễn ra hết sức khẩn trương trước khi bão đổ bộ.

Việc thu mua hải sản tại cảng Kỳ Hà đang diễn ra hết sức khẩn trương trước khi bão đổ bộ.

Xe tải chờ sẵn ngay tại cảng để vận chuyển hải sản đi tiêu thụ.

Xe tải chờ sẵn ngay tại cảng để vận chuyển hải sản đi tiêu thụ.

Tại cảng Cửa Đại, TP Hội An, nhiều ngư dân cũng đang hối hả đưa tàu thuyền vào bờ tránh trú bão.

Tại cảng Cửa Đại, TP Hội An, nhiều ngư dân cũng đang hối hả đưa tàu thuyền vào bờ tránh trú bão.

Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến 9h ngày 11/9, tổng số tàu cá địa phương đang hoạt động trên biển là 139 tàu. Tàu cá hoạt động gần bờ là 42 tàu/274 lao động; tàu cá hoạt động xa bờ ở khu vực Hoàng Sa là 33 tàu/281 lao động (các tàu đã di chuyển xuống phía Nam và nằm ngoài khu vực nguy hiểm của bão), khu vực Trường Sa 64 tàu/2.151 lao động.

Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến 9h ngày 11/9, tổng số tàu cá địa phương đang hoạt động trên biển là 139 tàu. Tàu cá hoạt động gần bờ là 42 tàu/274 lao động; tàu cá hoạt động xa bờ ở khu vực Hoàng Sa là 33 tàu/281 lao động (các tàu đã di chuyển xuống phía Nam và nằm ngoài khu vực nguy hiểm của bão), khu vực Trường Sa 64 tàu/2.151 lao động.

THANH BA

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-ngu-dan-cap-tap-ve-dat-lien-tranh-bao-chap-nhan-chuyen-vuon-khoi-thua-lo-ar635957.html