Ngư dân Hà Tĩnh buộc dây vào người, ngâm mình trong nước biển lạnh vớt sò lông

Hàng trăm người mang theo vợt, xô nhựa, bì tải đổ ra vùng biển thuộc xã Thịnh Lộc (Hà Tĩnh) hì hục trong thời tiết giá lạnh để bắt sò lông, bỏ túi tiền triệu.

Trăm người đổ xô ra bãi biển săn 'lộc trời'

Sáng 18/2, dọc bãi biển xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), hàng trăm người mang theo vợt, xô nhựa, bì tải đi vớt sò lông. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp sò lông trôi dạt vào bờ với số lượng lớn.

Sáng 18/2, dọc bãi biển xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), hàng trăm người mang theo vợt, xô nhựa, bì tải đi vớt sò lông. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp sò lông trôi dạt vào bờ với số lượng lớn.

Có mặt tại bờ biển từ sáng sớm, ngư dân Dương Thanh Hán (49 tuổi, trú xã Thịnh Lộc) cùng 3 người trong gia đình đã bắt được hơn 50 kg sò lông. Anh Hán cho biết, do thời tiết lạnh giá và sóng biển lớn nên việc ngụp lặn xuống nước để vớt sò lông rất khó khăn và mất sức.

Có mặt tại bờ biển từ sáng sớm, ngư dân Dương Thanh Hán (49 tuổi, trú xã Thịnh Lộc) cùng 3 người trong gia đình đã bắt được hơn 50 kg sò lông. Anh Hán cho biết, do thời tiết lạnh giá và sóng biển lớn nên việc ngụp lặn xuống nước để vớt sò lông rất khó khăn và mất sức.

“Sóng biển lớn nên chúng tôi phải dùng dây buộc vào người, sau đó bơi ra xúc sò. Mỗi lần xúc sò lông phải ngâm mình trong nước khoảng 10 phút, công việc này đòi hỏi người phải có sức khỏe và chịu được rét”, anh Hán nói.

“Sóng biển lớn nên chúng tôi phải dùng dây buộc vào người, sau đó bơi ra xúc sò. Mỗi lần xúc sò lông phải ngâm mình trong nước khoảng 10 phút, công việc này đòi hỏi người phải có sức khỏe và chịu được rét”, anh Hán nói.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm nghề kéo lưới, ông Nguyễn Văn Hoàng (60 tuổi, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) nhận định, sò lông trôi dạt vào bờ số lượng lớn như vậy là do nhiều ngày nay biển động. "Sò lông sống dưới lớp cát mỏng nên bị sóng đánh trôi dạt vào bờ", ông Hoàng nói.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm nghề kéo lưới, ông Nguyễn Văn Hoàng (60 tuổi, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) nhận định, sò lông trôi dạt vào bờ số lượng lớn như vậy là do nhiều ngày nay biển động. "Sò lông sống dưới lớp cát mỏng nên bị sóng đánh trôi dạt vào bờ", ông Hoàng nói.

Hàng trăm người ngụp lặn trong nước biển lạnh để vớt sò lông.

Hàng trăm người ngụp lặn trong nước biển lạnh để vớt sò lông.

“Cần câu” của họ là vợt sắt dài 1,5 m, gắn lưới dài khoảng 2 m. Sau đó, ngư dân đi ra ngoài vùng biển sâu 60-80 cm ngụp lặn xúc sò.

Để tránh rủi ro khi xúc sò từ dưới biển, người dân dùng sợi dây thừng buộc chặt vào người sau đó phân công 1-2 người đứng trên bờ để kéo dây.

Để tránh rủi ro khi xúc sò từ dưới biển, người dân dùng sợi dây thừng buộc chặt vào người sau đó phân công 1-2 người đứng trên bờ để kéo dây.

Sau khi xúc sò lông từ dưới biển lên, nhóm phụ nữ sẽ phân loại ngay trên bãi cát. Trung bình một lần xúc họ nhặt ra được 0,5 – 1 kg sò sống.

Sau khi xúc sò lông từ dưới biển lên, nhóm phụ nữ sẽ phân loại ngay trên bãi cát. Trung bình một lần xúc họ nhặt ra được 0,5 – 1 kg sò sống.

Sò lông dạt vào bờ biển đa phần còn sống, vỏ luôn mở ra và có thể nhìn thấy ruột bên trong.

Sò lông dạt vào bờ biển đa phần còn sống, vỏ luôn mở ra và có thể nhìn thấy ruột bên trong.

Ngoài sò lông, ngư dân còn bắt được sò mai, sò trạng,…

Ngoài sò lông, ngư dân còn bắt được sò mai, sò trạng,…

Bờ biển phơi đầy sò lông.

Ngư dân vui mừng vì được mẻ sò lông đầy ắp.

Ngư dân vui mừng vì được mẻ sò lông đầy ắp.

Sau khi phân loại sò, ngư dân bán cho thương lái ngay tại bờ với giá 10.000 – 12.000 đồng/kg. Nếu chăm chỉ mỗi gia đình có thể bỏ túi 700.000 – 1.500.000 đồng/ngày.

Sau khi phân loại sò, ngư dân bán cho thương lái ngay tại bờ với giá 10.000 – 12.000 đồng/kg. Nếu chăm chỉ mỗi gia đình có thể bỏ túi 700.000 – 1.500.000 đồng/ngày.

Trả lời PV VTC News, một lãnh đạo UBND xã Thịnh Lộc cho biết, thời gian gần đây, sò lông thường xuyên trôi dạt vào bãi biển địa phương, tuy nhiên khoảng 3 ngày gần đây, sò lông dạt vào nhiều nhất.

Trả lời PV VTC News, một lãnh đạo UBND xã Thịnh Lộc cho biết, thời gian gần đây, sò lông thường xuyên trôi dạt vào bãi biển địa phương, tuy nhiên khoảng 3 ngày gần đây, sò lông dạt vào nhiều nhất.

“Trung bình, mỗi gia đình ngư dân 3-4 người bắt được từ 50 kg đến hơn 100 kg sò lông. Đây được xem là 'lộc trời' đầu năm nên người dân trong xã rất phấn khởi. Hầu như gia đình nào cũng huy động hết các thành viên ra biển nhặt sò để kiếm thêm thu nhập”, vị lãnh đạo xã chia sẻ thêm.

“Trung bình, mỗi gia đình ngư dân 3-4 người bắt được từ 50 kg đến hơn 100 kg sò lông. Đây được xem là 'lộc trời' đầu năm nên người dân trong xã rất phấn khởi. Hầu như gia đình nào cũng huy động hết các thành viên ra biển nhặt sò để kiếm thêm thu nhập”, vị lãnh đạo xã chia sẻ thêm.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ngu-dan-ha-tinh-buoc-day-vao-nguoi-ngam-minh-trong-nuoc-bien-lanh-vot-so-long-ar742766.html