Ngư dân hối hả với mẻ cá cuối cùng trước bão số 3

Trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền, gần 6.000 tàu thuyền của ngư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào bờ neo đậu. Tại bến cá Nghi Thủy, những mẻ hải sản cuối cũng được ngư dân kịp thời đưa vào bến để bán cho các tiểu thương.

Người dân Nghệ An neo đậu tàu thuyền vào bến bãi, dùng bao tải cát chắn mái tôn để ứng phó với cơn bão số 3.

 Trưa 6/9, ngư dân tại xã Nghi Quang (Nghi Lộc, Nghệ An) đã neo đậu tàu thuyền vào bến bãi, dùng bạt phủ kín khu vực máy, thiết bị, tài sản trên thuyền để tránh bị ảnh hưởng do mưa, gió của cơn bão số 3. Theo người dân địa phương, mặc dù không phải là khu vực bão vào trực tiếp, tuy nhiên lo sợ ảnh hưởng của hoàn lưu bão, người dân vẫn neo đậu kỹ tàu thuyền để tránh hư hỏng tài sản.

Trưa 6/9, ngư dân tại xã Nghi Quang (Nghi Lộc, Nghệ An) đã neo đậu tàu thuyền vào bến bãi, dùng bạt phủ kín khu vực máy, thiết bị, tài sản trên thuyền để tránh bị ảnh hưởng do mưa, gió của cơn bão số 3. Theo người dân địa phương, mặc dù không phải là khu vực bão vào trực tiếp, tuy nhiên lo sợ ảnh hưởng của hoàn lưu bão, người dân vẫn neo đậu kỹ tàu thuyền để tránh hư hỏng tài sản.

 Tại bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An), ngư dân chằng néo cẩn thận tàu thuyền để tránh bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.

Tại bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An), ngư dân chằng néo cẩn thận tàu thuyền để tránh bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.

 Những chiếc thuyền thúng đã được người dân cẩn thận che chắn bằng bạt.

Những chiếc thuyền thúng đã được người dân cẩn thận che chắn bằng bạt.

 "Đọc thông tin thấy cơn bão này rất mạnh nên dù bão không trực tiếp vào Nghệ An nhưng chúng tôi cũng phải chuẩn bị kỹ càng. Không ra biển đánh bắt, tàu thuyền phải neo đậu cho chắc chắn để mưa, gió bão không xô đẩy hỏng thuyền", ông Trần Văn Bình (trú phường Nghi Thủy, TX. Cửa Lò) chia sẻ.

"Đọc thông tin thấy cơn bão này rất mạnh nên dù bão không trực tiếp vào Nghệ An nhưng chúng tôi cũng phải chuẩn bị kỹ càng. Không ra biển đánh bắt, tàu thuyền phải neo đậu cho chắc chắn để mưa, gió bão không xô đẩy hỏng thuyền", ông Trần Văn Bình (trú phường Nghi Thủy, TX. Cửa Lò) chia sẻ.

 Từ sáng 6/9, Ban Quản lý chợ bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) đã huy động các cán bộ dùng thang, dây thừng, dây thép đi chằng néo các mái tôn khu vực bến cá trước khi cơn bão đổ bộ vào đất liền.

Từ sáng 6/9, Ban Quản lý chợ bến cá Nghi Thủy (phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) đã huy động các cán bộ dùng thang, dây thừng, dây thép đi chằng néo các mái tôn khu vực bến cá trước khi cơn bão đổ bộ vào đất liền.

 Ngoài sử dụng dây chằng néo, các cán bộ Ban Quản lý chợ bến cá Nghi Thủy còn sử dụng những bao cát để gia cố các mái tôn.

Ngoài sử dụng dây chằng néo, các cán bộ Ban Quản lý chợ bến cá Nghi Thủy còn sử dụng những bao cát để gia cố các mái tôn.

 Ông Nguyễn Văn Cường - Trưởng Ban quản lý Bến cá Nghi Thủy cho biết, dù Nghệ An không phải là tâm bão Yagi đổ bộ, nhưng để phòng tránh thiệt hại, đơn vị này đề nghị người dân buôn bán ở bến cá chằng chống các ki ốt, cắt tỉa cây xanh. Các cán bộ được huy động để chằng néo mái tôn, các khu vực xung yếu để chống bão.

Ông Nguyễn Văn Cường - Trưởng Ban quản lý Bến cá Nghi Thủy cho biết, dù Nghệ An không phải là tâm bão Yagi đổ bộ, nhưng để phòng tránh thiệt hại, đơn vị này đề nghị người dân buôn bán ở bến cá chằng chống các ki ốt, cắt tỉa cây xanh. Các cán bộ được huy động để chằng néo mái tôn, các khu vực xung yếu để chống bão.

 Những mái tôn khu vực chợ bến cá Nghi Thủy đã được chằng néo cẩn thận.

Những mái tôn khu vực chợ bến cá Nghi Thủy đã được chằng néo cẩn thận.

 Những mẻ hải sản cuối cũng được ngư dân kịp thời đưa vào bến cá Nghi Thủy bán cho các tiểu thương trước khi neo đậu tàu thuyền để phòng chống bão.

Những mẻ hải sản cuối cũng được ngư dân kịp thời đưa vào bến cá Nghi Thủy bán cho các tiểu thương trước khi neo đậu tàu thuyền để phòng chống bão.

 Tấm biển quảng cáo của một khách sạn ở đường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) được chằng néo bằng dây thừng cẩn thận.

Tấm biển quảng cáo của một khách sạn ở đường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) được chằng néo bằng dây thừng cẩn thận.

 Lo sợ mưa lớn khiến nước dâng gây ngập tầng hầm, khách sạn ở thị xã Cửa Lò dùng những bao tải cát để chắn.

Lo sợ mưa lớn khiến nước dâng gây ngập tầng hầm, khách sạn ở thị xã Cửa Lò dùng những bao tải cát để chắn.

 Biển Cửa Lò bình yên trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền.

Biển Cửa Lò bình yên trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền.

 Tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển, bắt đầu từ 5h ngày 6/9. Nghệ An hiện có hơn 2.830 thuyền đánh cá. Đến chiều 6/9, phần lớn tàu thuyền của ngư dân đã vào bờ để tránh trú bão an toàn.

Tỉnh Nghệ An đã ban hành lệnh cấm biển, bắt đầu từ 5h ngày 6/9. Nghệ An hiện có hơn 2.830 thuyền đánh cá. Đến chiều 6/9, phần lớn tàu thuyền của ngư dân đã vào bờ để tránh trú bão an toàn.

 Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Hà Tĩnh triển khai các biện pháp kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt và sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời. Theo rà soát, đến chiều 6/9, hơn 3.000 phương tiện tàu thuyền đánh bắt trên biển với gần 10.000 lao động đã nắm được thông tin về bão số 3 và vào nơi tránh trú hoặc di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Hà Tĩnh triển khai các biện pháp kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt và sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời. Theo rà soát, đến chiều 6/9, hơn 3.000 phương tiện tàu thuyền đánh bắt trên biển với gần 10.000 lao động đã nắm được thông tin về bão số 3 và vào nơi tránh trú hoặc di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão.

 Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc BQL các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá cho biết, khu neo đậu tàu thuyền của Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) hiện có 218 tàu thuyền trong và ngoài tỉnh vào neo đậu. "Đơn vị và lực lượng công an, biên phòng đã có mặt hỗ trợ các tàu neo đậu và hướng dẫn phương án ứng phó. Các vấn đề đảm bảo an ninh trật tự cũng được tuyên truyền đến các tàu cá" ông Tế nói.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc BQL các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá cho biết, khu neo đậu tàu thuyền của Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) hiện có 218 tàu thuyền trong và ngoài tỉnh vào neo đậu. "Đơn vị và lực lượng công an, biên phòng đã có mặt hỗ trợ các tàu neo đậu và hướng dẫn phương án ứng phó. Các vấn đề đảm bảo an ninh trật tự cũng được tuyên truyền đến các tàu cá" ông Tế nói.

 Lực lượng biên phòng, ngành chức năng địa phương hướng dẫn, tuyên truyền cho các ngư dân đảm bảo an toàn khi tránh trú bão và đảm bảo an ninh trật tự.

Lực lượng biên phòng, ngành chức năng địa phương hướng dẫn, tuyên truyền cho các ngư dân đảm bảo an toàn khi tránh trú bão và đảm bảo an ninh trật tự.

 "Nghe tin bão lớn nên anh em cho tàu vào âu thuyền để tránh bão. Hy vọng cơn bão đổ bộ sẽ không gây thiệt hại nhiều", anh Nguyễn Văn Long (44 tuổi, quê tỉnh Nghệ An) cho hay.

"Nghe tin bão lớn nên anh em cho tàu vào âu thuyền để tránh bão. Hy vọng cơn bão đổ bộ sẽ không gây thiệt hại nhiều", anh Nguyễn Văn Long (44 tuổi, quê tỉnh Nghệ An) cho hay.

 Nhiều nhà dân gần biển, khu vực trống được gia cố cẩn thận.

Nhiều nhà dân gần biển, khu vực trống được gia cố cẩn thận.

Ngọc Tú - Phạm Trường

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngu-dan-hoi-ha-voi-me-ca-cuoi-cung-truoc-bao-so-3-post1670389.tpo