Ngư dân Trung Quốc buộc phải 'tạm biệt' nghề đánh bắt trên sông Dương Tử

Sau khi dành gần cả đời kiếm sống trên sông Dương Tử, Wang Quansheng rốt cuộc cũng được chính quyền trao giấy phép đánh cá vào đầu tháng 7. Nhưng thuyền của ông đã bị chính phủ tịch thu đi từ 4 tháng trước.

Lệnh cấm đánh bắt cá trên sông Dương Tử khiến 300.000 người dân Trung Quốc phải từ bỏ nghề truyền thống - Ảnh: Shutterstock

Người đàn ông 58 tuổi đến từ Tương Dương (Xiangyang), thành phố 6 triệu người ở Hồ Bắc, là một ngư dân thế hệ thứ ba. Con trai ông, 33 tuổi, cũng phải nói lời tạm biệt với một cuộc sống là tất cả những gì mà ông đã biết sau lệnh cấm đánh bắt cá 10 năm ở Dương Tử - con sông dài nhất châu Á - có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Đây sẽ là lệnh cấm đánh bắt đầy tham vọng và rộng lớn nhất từng thấy, khi Bắc Kinh cố gắng hồi sinh hệ sinh thái của một trong những con sông nổi tiếng và quan trọng nhất thế giới.

Tuy nhiên, quyết định này cũng có nghĩa là hơn 300.000 ngư dân thuộc 10 tỉnh dọc theo hai bờ con sông sẽ phải từ bỏ công việc của họ, và hơn 100.000 tàu đánh cá cũng có thể trở thành phế liệu, theo các quan chức chính phủ.

“Không có bất cứ lệnh cấm nào trên thế giới như thế”, David Dudgeon, giáo sư về sinh thái và đa dạng sinh học tại Đại học Hong Kong cho biết. “Nếu bạn cấm đánh cá trên toàn bộ sông Dương Tử, thì không có lệnh cấm nào khác trong môi trường nước ngọt lớn đến thế”.

Dương Tử - Một dòng sông suy tàn

Người Trung Quốc đã đánh bắt cá ở Dương Tử từ thời xa xưa. Chạy từ cao nguyên Tây Tạng đến biển Hoa Đông gần Thượng Hải, sông Dương Tử và các nhánh của nó đi qua một khu vực là nơi cư trú của 459 triệu người, chiếm khoảng một phần ba dân số của cả nước. Khu vực này cũng đóng góp khoảng 46% GDP Trung Quốc.

Nhưng sau nhiều thập kỷ xây dựng đập, khai thác ồ ạt, ô nhiễm và đánh bắt quá mức, sông Dương Tử đã cạn kiệt, với sự suy giảm đáng kể về đa dạng sinh học và trữ lượng cá.

Con sông từng cung cấp 60% cá nước ngọt của Trung Quốc, nhưng trong những năm gần đây đã thay đổi đáng kể. Trên toàn quốc, sản lượng cá nước ngọt hàng năm vào khoảng 63 triệu tấn, trong đó Dương Tử chỉ góp khoảng 100.000 tấn, theo tờ Nhật báo Nhân dân.

Wang đã thấy sự thay đổi trực tiếp. Gia đình anh sống gần sông Hàn, chảy qua Tương Dương và là nhánh sông dài nhất của Dương Tử. Anh thường câu cá với ông nội khi còn trẻ, hay ra ngoài lúc 4 giờ chiều mỗi ngày và ngủ trên thuyền qua đêm.

“Một nửa thế kỷ trước, có hơn 100 loài cá ở sông Hàn, nhưng bây giờ chủ yếu có hai loài - phổ biến là cá chép và cá chép vượn”, Wang nói.

“Hồi đó, con cá nhỏ nhất các ngư dân bắt được cũng có trọng lượng hơn 500g”, anh kể lại. “Bây giờ, chúng có thể nhỏ tới 80g”.

Gia đình Wang thường kiếm được nhiều hơn ở giai đoạn mà sông vẫn có nhiều cá.

Khoảng hơn 100.000 tàu đánh cá sẽ bị loại khỏi dịch vụ nghề cá trên sông Dương Tử - Ảnh: Xinhua

“Tôi có thể kiếm được khoảng 200 nhân dân tệ (29 đô la Mỹ) mỗi lần đi câu cá, nhưng trước đây tôi có thể kiếm được 500 hoặc 600 nhân dân tệ (71 đô la Mỹ hoặc 86 đô la Mỹ) vào một ngày tốt lành”, anh chia sẻ.

Ngành công nghiệp đã thay đổi vào cuối những năm 1990, khi nhiều người bắt đầu đánh bắt cá ở Dương Tử, và một số người sử dụng các phương pháp bất hợp pháp để bắt cá bao gồm thuốc nổ, lưới điện và lưới fyke - bẫy hình phễu làm từ lưới tốt.

“Trong hai thập kỷ qua, bất cứ ai cũng có thể đánh bắt cá, và một vài trong số họ cư xử tồi tệ”, Wang nói.

Theo Wang giải thích, việc sử dụng lưới điện hoặc lưới fyke có nghĩa là một số ngư dân đang bắt cả những con cá nhỏ chỉ 1cm. Trong khi nhưng ngư dân như Wang chỉ sử dụng những lưới mắt to, giúp những con cá nhỏ thoát không bị mắc lưới.

Cha của Wang đã nhìn thấy chữ viết trên tường. Đó là những lời cảnh báo.

“Mỗi khi bố tôi nhìn thấy ai đó đánh cá bằng điện, ông sẽ la mắng họ. Ông nói rằng họ đang đe dọa sinh kế của con cháu họ”, Wang kể lại. “Bây giờ, thì nó đã xảy ra với tôi và con trai tôi, thế hệ của chúng tôi - chúng tôi không có cá để bắt”.

Lưới Fyke làm từ lưới hoặc ramie, lưới thả và lưới bẫy là những thứ có hại nhất trong số hơn 160 loại ngư cụ được sử dụng trên sông, theo Sara Platto, chuyên gia về hành vi động vật tại Bảo tồn đa dạng sinh học Trung Quốc và Quỹ phát triển xanh tại Bắc Kinh.

Tình nguyện viên Zhou Jianjun, người đứng đầu trạm bảo tồn sông Hàn ở Xiangyang do tổ chức này điều hành, cho biết họ đã thực hiện hơn 10.000 cuộc gọi điện thoại để báo cáo các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp trong sáu năm qua, nhưng chúng không mấy hiệu quả.

Ông nói ngay cả với lệnh cấm đánh bắt tại chỗ, việc đánh bắt cá bất hợp pháp vẫn tiếp tục.

“Chúng tôi có hơn 2.000 tình nguyện viên trên sông Hàn, và trong nửa đầu năm nay tôi đã nhận được báo cáo về việc đánh bắt cá bất hợp pháp hơn 100 lần một đêm”, ông Zhou nói thêm rằng nó vẫn đang diễn ra vì mọi người có thể kiếm tiền tốt và không có đủ lực lượng để thực thi pháp luật.

“Thu nhập ở vùng này rất thấp, nhưng những người đi đánh cá bằng điện có thể kiếm được khoảng 2.000 nhân dân tệ trong 2 giờ”, Zhou nói. “Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng rằng lệnh cấm 10 năm sẽ có nghĩa là đa dạng sinh học ở sông Hàn có thể phục hồi và chất lượng nước có thể cải thiện như mức khi tôi còn trẻ”.

Một ngư dân bỏ nghề đánh cá đang dọn rác trên sông Dương Tử tại An Huy - Ảnh: Xinhua

Liệu có hiệu quả?

Lệnh cấm đánh bắt cá sẽ giúp hệ sinh thái thoát khỏi tình trạng khai thác quá mức, nhưng các chuyên gia cho rằng không biết đa dạng sinh học sẽ cải thiện bao nhiêu do các yếu tố khác như ô nhiễm nước và các con đập.

“Bạn không thể biết trước liệu nó có ảnh hưởng lớn hay không, bởi vì sông Dương Tử có rất nhiều thứ khác đang ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và do đó ảnh hưởng đến chất lượng sống của môi trường đối với cá”, Dudgeon từ HKU nói.

“Nhưng chắc chắn, các lệnh cấm câu cá sẽ rất hữu ích để cho phép quần thể phục hồi và đối với một số loài lớn, chúng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi việc đánh bắt quá mức”.

Wang Yamin, phó giáo sư của Đại học Hàng hải thuộc Đại học Sơn Đông ở Uy Hải, rất lạc quan, nói rằng ông tin rằng lệnh cấm sẽ giúp các chủng loại cá hồi sinh.

“Tuy nhiên, vì có nhiều lý do cho sự suy thoái của hệ sinh thái Dương Tử, chúng ta cần thực hiện các biện pháp khác nhau để giải quyết vấn đề”, ông nói và thêm rằng Trung Quốc đang giải quyết vấn đề ô nhiễm trên sông trong những năm gần đây, và môi trường đã trở nên tốt hơn.

Tác động của lệnh cấm đối với các cộng đồng ngư dân cũng là một mối quan tâm. Tuần trước, Song Xin, một quan chức của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, cho biết một số ngư dân sẽ được giúp đỡ tìm việc làm trong các khu vực liên quan đến nghề đánh bắt cá.

Dạy nghề cũng sẽ được sắp xếp để ngư dân chuẩn bị cho các công việc mới trong ngành xây dựng hoặc tại các nhà máy, trong khi những người khác muốn bắt đầu kinh doanh riêng của họ sẽ nhận được trợ cấp hoặc các khoản vay chi phí thấp.

Wang, ngư dân từ Tương Dương, đủ điều kiện nhận 120.000 nhân dân tệ tiền trợ cấp và bồi thường cho thuyền và lưới của mình, nhưng anh vẫn chưa có bất cứ ý định nào cho tương lai.

“Gia đình tôi làm nghề đánh bắt cá được bốn thế hệ”, anh nói. “Chúng tôi không có thu nhập nào ngoài việc đánh bắt cá, nhưng trợ cấp của chúng tôi cũng giống như đối với những người có đất nông nghiệp hoặc những người có công việc khác”.

Wang nói rằng bất cứ ai trên 40 tuổi sẽ khó tìm được một công việc nơi anh sống, và những thắc mắc của anh với các quan chức địa phương đã không đi đến đâu. "Năm nay tôi gần 60 tuổi. Tôi không nghĩ mình có thể tìm được một công việc khác".

Platto từ tổ chức phi chính phủ ở Bắc Kinh lưu ý rằng chính ngư dân là những người có hầu hết kiến thức về sông Dương Tử, vì vậy họ nên là một phần của các nỗ lực bảo tồn.

“300.000 ngư dân là một lượng kiến thức địa phương khổng lồ không nên bị mất, cần được sử dụng để phục hồi hệ sinh thái”, cô nói. “Đánh bắt cá không chỉ là một công việc, mà là một lối sống”.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ngu-dan-trung-quoc-buoc-phai-tam-biet-nghe-danh-bat-tren-song-duong-tu-post88075.html