'Ngựa thồ' huyền thoại An-12 của Nga sắp có 'truyền nhân' xứng đáng

Máy bay vận tải hạng trung An-12 do Liên Xô chế tạo được coi là đối thủ xứng tầm với chiếc C-130 Hercules của Mỹ, tuy nhiên do tuổi đời đã cao mà 'ngựa thồ đường không' này đã đến lúc cần phải thay thế.

 Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết, "quyết định về khái niệm máy bay vận tải quân sự hạng trung mới đã được đưa ra. Đây là điều cần thiết để hoàn thành các tài liệu thiết kế".

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng cho biết, "quyết định về khái niệm máy bay vận tải quân sự hạng trung mới đã được đưa ra. Đây là điều cần thiết để hoàn thành các tài liệu thiết kế".

 Nguồn tin cho biết thêm rằng những thành tựu của một số văn phòng thiết kế trong Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) sẽ được sử dụng trong việc tạo ra một chiếc vận tải cơ đầy triển vọng.

Nguồn tin cho biết thêm rằng những thành tựu của một số văn phòng thiết kế trong Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) sẽ được sử dụng trong việc tạo ra một chiếc vận tải cơ đầy triển vọng.

 Trước đó có thông tin cho rằng các văn phòng thiết kế sẽ tạo ra một máy bay vận tải quân sự hạng trung đầy hứa hẹn cho Bộ Quốc phòng Nga, mốc thời gian từng được xác định vào tháng 9/2019.

Trước đó có thông tin cho rằng các văn phòng thiết kế sẽ tạo ra một máy bay vận tải quân sự hạng trung đầy hứa hẹn cho Bộ Quốc phòng Nga, mốc thời gian từng được xác định vào tháng 9/2019.

 Nhưng theo kết quả cuộc họp của Hội đồng khoa học và kỹ thuật UAC vào cuối tháng 9/2019, bên chiến thắng giữa Ilyushin và Tupolev vẫn chưa được xác định và quyết định bị hoãn lại cho đến cuối tháng 11/2019.

Nhưng theo kết quả cuộc họp của Hội đồng khoa học và kỹ thuật UAC vào cuối tháng 9/2019, bên chiến thắng giữa Ilyushin và Tupolev vẫn chưa được xác định và quyết định bị hoãn lại cho đến cuối tháng 11/2019.

 Vào tháng 12/2019, Tổng giám đốc của UAC - ông Yuri Slyusar cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti rằng, vận tải cơ hạng trung mới dự kiến sẽ được tạo ra trước cuối thập niên 2020.

Vào tháng 12/2019, Tổng giám đốc của UAC - ông Yuri Slyusar cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti rằng, vận tải cơ hạng trung mới dự kiến sẽ được tạo ra trước cuối thập niên 2020.

 Theo ông Slyusar, trong khuôn khổ cuộc thi do UAC tổ chức, các khái niệm và sự xuất hiện của hai lựa chọn cho dự án đã được trình bày, thiết kế sơ bộ cũng đã được tạo ra, nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra vào thời điểm đó.

Theo ông Slyusar, trong khuôn khổ cuộc thi do UAC tổ chức, các khái niệm và sự xuất hiện của hai lựa chọn cho dự án đã được trình bày, thiết kế sơ bộ cũng đã được tạo ra, nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra vào thời điểm đó.

 Antonov An-12 (NATO gọi bằng tên định danh Cub) là loại máy bay vận tải hạng trung sử dụng 4 động cơ cánh quạt, nó là phiên bản quân sự của máy bay chở khách Antonov An-10.

Antonov An-12 (NATO gọi bằng tên định danh Cub) là loại máy bay vận tải hạng trung sử dụng 4 động cơ cánh quạt, nó là phiên bản quân sự của máy bay chở khách Antonov An-10.

 Nguyên mẫu An-12 đầu tiên (số hiệu 7900101) được chế tạo tại Irkutsk, thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 16/12/1957 với động cơ Kuznetsov NK-4, hơn 900 chiếc khác dùng động cơ AI-20K gồm cả phiên bản dân sự và quân sự.

Nguyên mẫu An-12 đầu tiên (số hiệu 7900101) được chế tạo tại Irkutsk, thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 16/12/1957 với động cơ Kuznetsov NK-4, hơn 900 chiếc khác dùng động cơ AI-20K gồm cả phiên bản dân sự và quân sự.

 Từ khi chính thức được giới thiệu vào năm 1959 cho đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1973 tại Liên Xô, đã có tổng cộng 1.248 chiếc An-12 xuất xưởng.

Từ khi chính thức được giới thiệu vào năm 1959 cho đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1973 tại Liên Xô, đã có tổng cộng 1.248 chiếc An-12 xuất xưởng.

 Phiên bản An-12BP là máy bay vận tải và thả lính dù tiêu chuẩn của không quân Liên Xô (VTA) trong giai đoạn 1959 - 1974.

Phiên bản An-12BP là máy bay vận tải và thả lính dù tiêu chuẩn của không quân Liên Xô (VTA) trong giai đoạn 1959 - 1974.

 Có khoảng 25 chiếc An-12BK/PP/PPS (Cub-A/B/C/D) đã được sửa đổi thành máy bay tác chiến điện tử, phục vụ trong không quân và không quân hải quân Liên Xô.

Có khoảng 25 chiếc An-12BK/PP/PPS (Cub-A/B/C/D) đã được sửa đổi thành máy bay tác chiến điện tử, phục vụ trong không quân và không quân hải quân Liên Xô.

 Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 chiếc An-12 vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân của 9 quốc gia khác, gần 200 chiếc hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 chiếc An-12 vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân của 9 quốc gia khác, gần 200 chiếc hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

 Thông số kỹ thuật cơ bản của An-12: Phi hành đoàn 5 người (2 phi công, thợ máy, sĩ quan dẫn đường và sĩ quan vô tuyến); chiều dài 33,1 m; sải cánh 38,0 m; chiều cao 10,53 m; trọng lượng rỗng 28.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 61.000 kg.

Thông số kỹ thuật cơ bản của An-12: Phi hành đoàn 5 người (2 phi công, thợ máy, sĩ quan dẫn đường và sĩ quan vô tuyến); chiều dài 33,1 m; sải cánh 38,0 m; chiều cao 10,53 m; trọng lượng rỗng 28.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 61.000 kg.

 Động cơ cánh quạt Progress AI-20, công suất 3.000 kW mỗi chiếc, cho phép An-12 bay với tốc độ tối đa 777 km/h, tốc độ hành trình 670 km/h, trần bay 10.200 m, tải trọng lớn nhất 20.000 kg (hoặc 90 lính dù), tầm bay với tải trọng tối đa đạt 3.600 km.

Động cơ cánh quạt Progress AI-20, công suất 3.000 kW mỗi chiếc, cho phép An-12 bay với tốc độ tối đa 777 km/h, tốc độ hành trình 670 km/h, trần bay 10.200 m, tải trọng lớn nhất 20.000 kg (hoặc 90 lính dù), tầm bay với tải trọng tối đa đạt 3.600 km.

 Trong điều kiện hình dạng, kích thước và chức năng, An-12 Cub rất tương đồng với chiếc C-130 Hercules của Mỹ. An-12 còn có một biến thể do Trung Quốc sản xuất với tên định danh Y-8.

Trong điều kiện hình dạng, kích thước và chức năng, An-12 Cub rất tương đồng với chiếc C-130 Hercules của Mỹ. An-12 còn có một biến thể do Trung Quốc sản xuất với tên định danh Y-8.

Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/%E2%80%98ngua-tho%E2%80%99-huyen-thoai-an-12-cua-nga-sap-co-%E2%80%98truyen-nhan%E2%80%99-xung-dang/20200421083724919