Người Ai Cập cổ đại đối phó với những kẻ hiếp dâm như thế nào?

Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại các pharaoh đã đưa ra những hình phạt cho tội cưỡng hiếp người phụ nữ là tử hình hoặc nhẹ hơn, tùy thuộc vào mức độ tổn hại gây ra.

Thời gian qua, trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin về những vụ hiếp dâm tập thể và lạm dụng thân thể người phụ nữ.

Mặc dù luật pháp, tôn giáo và phong tục nghiêm cấm những hành động này, nhưng vẫn có những người thực hiện những hành vi đáng xấu hổ đó.

Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại các pharaoh đã đưa ra những hình phạt cho tội ngoại tình là tử hình bằng cách đốt và cắt cơ quan sinh dục, dựa trên các bản khắc của Ani, giấy cói Bulaq và giấy cói Leed.

Giấy cói Ai Cập cổ đại 3.000 năm tuổi mô tả một loạt các hành động đồi bại về mặt đạo đức của thợ thủ công bậc thầy Paneb, người đã giám sát việc xây dựng trên Thung lũng các vị vua - Bảo tàng Anh

Ngoài ra, việc cưỡng hiếp người phụ nữ, đôi khi phải đối mặt với hình phạt tương tự hoặc nhẹ hơn, tùy thuộc vào mức độ tổn hại gây ra, như nhà khoa học người Pháp Kabar, một trong những chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tội phạm Ai Cập cổ đại đã đề cập.

Theo nhà nghiên cứu khảo cổ học Magdy Shaker, một tấm giấy cói của Ai Cập có niên đại 1200 năm trước Công nguyên đã tiết lộ một sự cố quấy rối tại thành phố Thebes, thủ đô của Ai Cập cổ đại, hiện nằm ở thành phố Luxor ở Thượng Ai Cập.

Shaker nói: “Người Ai Cập cổ đại có quan điểm đạo đức về việc vi phạm tình dục, vì họ vốn bị cấm gian dâm, do đó quấy rối và hãm hiếp trở thành một tội ác lớn”, Shaker nói.

Tấm giấy cói đạo đức này ghi lại tội ác của Paneb được phát hiện vào thế kỷ 19 và nằm trong Bảo tàng Anh.

Nó mô tả một loạt các hành động đồi bại về mặt đạo đức của thợ thủ công bậc thầy chính Paneb, người giám sát công việc xây dựng lăng mộ của các pharaoh ở Thung lũng các vị vua.

Vị giáo sư Ai Cập cho biết thêm rằng số phận của Paneb không được đề cập đến, nhưng rất có thể anh ta đã bị hành quyết về tội ác của mình.

Đây là cách các xã hội cổ đại đưa ra bức tranh đạo đức trong việc đối phó với nạn quấy rối cách đây 3000 năm.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/nguoi-ai-cap-co-dai-doi-pho-voi-nhung-ke-hiep-dam-nhu-the-nao-T3xcxAaGR.html