Người anh hùng nào sinh năm Tân Sửu được suy tôn là Bố cái Đại vương?

Ông sinh năm Tân Sửu 761, quê ở làng Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Sinh thời, ông là người khỏe mạnh và dũng lược. Chính ông đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn, đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây dựng nền độc lập tự chủ trong một thời gian khá dài, được nhân dân suy tôn là Bố cái Đại vương.

1. Người anh hùng nào sau đây được suy tôn là Bố cái Đại vương?

A. Phùng Hưng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Phùng Hưng sinh năm Tân Sửu 761, quê ở làng Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Sinh thời, Phùng Hưng là người khỏe mạnh và dũng lược. Chính ông đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn, đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây dựng nền độc lập tự chủ trong một thời gian khá dài, được nhân dân suy tôn là Bố cái Đại vương. Ông mất năm 802 (41 tuổi).

B. Phùng An

C. Ngô Quyền

2. Phùng Hưng đã khởi binh chống lại ách đô hộ của triều đình nhà nào ở phương Bắc để giành nền tự chủ cho Giao Châu?

A. Nhà Đường

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo cuốn Lịch sử Việt Nam, nửa sau thế kỷ 8, triều đình nhà Đường ngày càng suy yếu, các thế lực phong kiến địa phương, bao gồm cả những viên đô hộ Giao Châu tìm mọi cách tăng cường quyền lực. Cao Chính Bình - tên quan đô hộ ở An Nam (tên gọi của Giao Châu dưới thời thuộc Đường) lúc đó đã ra sức bòn rút của cải của nhân dân, tự ý trưng thu thuế má rất nặng. Sự tham lam tàn bạo của bọn quan lại đô hộ khiến các hào trưởng địa phương người Việt bất bình, trăm họ không chịu nổi sự nhũng nhiễu ấy.Trước bối cảnh đó, năm 766 Phùng Hưng cùng hai người em sinh ba đã hiệu triệu nhân dân nổi lên chống lại nhà Đường. Khởi nghĩa ban đầu ở vùng Đường Lâm quê ông, sau phát triển rộng ra các miền xung quanh, nhưng chủ yếu là nhân dân ở Giao Châu tham gia, tạo dựng được thanh thế lớn mạnh.Phùng Hưng và anh em đã lấy được phủ thành Tống Bình (Hà Nội). "Nghĩa quân trấn giữ ở những nơi hiểm yếu, tích lương, nuôi quân, tự thủ chống lại nhà đường. Tên quan đô hộ Cao Chính Bình nhiều lần đem quân đi đàn áp nhưng không được. Lần lữa tháng ngày gần 20 năm, hai bên cầm cự nhau, được thua chưa quyết", sách Lịch sử Việt Nam viết.Đến năm 791, Phùng Hưng tiến quân xuống vây đánh phủ Tống Bình (lúc này gọi là La Thành). Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến sự kiện này: "Mùa hạ, tháng 4, người ở Đường Lâm thuộc Giao Châu là Phùng Hưng dấy binh vây phủ. Chính Bình lo sợ mà chết... Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị".Chiếm được phủ thành Giao Châu, Phùng Hưng lên ngôi ngự trị không được bao lâu thì bị bệnh rồi mất. Theo Việt điện u linh, ông "vào phủ đô hộ coi việc được 7 năm thì mất". Sách Đại Nam nhất thống chí thì nói, ông "trị nước 11 năm, trong nước yên ổn".Sau khi Phùng Hưng mất, người dân nhiều nơi đã lập đến thờ như ở quê hương ông Đường Lâm (Hà Nội), đình Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội), đình Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, Ninh Bình)...

B. Nhà Tống

3. Sau khi Phùng Hưng mất, ai là người kế vị?

A. Em trai Phùng Hưng

B. Con trai Phùng Hưng

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Lịch sử Việt Nam, sau khi Phùng Hưng mất, các tướng muốn lập em trai thứ của ông là Phùng Hãi nối ngôi. Tuy nhiên, một đại thần vào hạng Đầu mục không theo, bèn đưa con trai của Phùng Hưng là Phùng An lên kế vị, rồi đem quân chống lại Phùng Hãi."Để tránh cốt nhục tương tàn, Phùng Hãi cùng Phùng Dĩnh trút bỏ vũ khí, đổi họ thay tên vào ẩn trong động Chu Nham, về sau không rõ kết cục ra sao", sách viết.Phùng An sau khi lên ngôi đã tôn cha là Bố Cái đại vương hàm ý tôn vinh ông như vua cha của dân chúng.

4. Phùng An để mất quyền kiểm soát Giao Châu vào tay nhà Đường như thế nào?

A. Đánh trận bị thua

B. Không đánh mà xin hàng

Câu trả lời đúng là đáp án B: Phùng An lên nắm binh quyền được 2 năm thì Đô hộ Triệu Xương nhà Đường dụ hàng. Nhà Đường từ đó kiểm soát lại Giao Châu.Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép lại sự kiện này: "Mùa thu, tháng 7, ngày Canh Thìn, nhà Đường lấy Triệu Xương làm đô hộ. Xương vào cõi, lòng dân bèn yên. Xương sai sứ dụ An, An đem quân hàng. Xương đắp thêm La Thành kiên cố hơn trước, ở chức 17 năm".

5. Vị tướng nào say đây cũng sinh năm Tân Sửu 1241 được phong tước Chiêu minh Đại vương, từng được cử làm Thượng tướng Thái sư?

A. Trần Quang Khải

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trần Quang Khải sinh năm Tân Sửu 1241. Ông là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông; là nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Dưới triều Trần Thánh Tông (1258 - 1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh Đại vương, từng được cử làm Thượng tướng Thái sư, đứng đầu triều đình. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai sau Trần Quốc Tuấn có nhiều công lao lớn trên chiến trường. Ông còn là một nhà thơ với tâm hồn thơ khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống bình dị nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài “Tụng giá hoàn kinh sư” được viết sau chiến thắng Chương Dương độ vào tháng 6/1285 - chiến thắng được coi là lớn nhất lúc bấy giờ: “Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Thái bình nên gắng sức Non nước ấy nghìn thu” (Trần Trọng Kim dịch).

B. Trần Nguyên Hãn

C. Trần Di Ái

6. Danh sĩ nào nổi tiếng đời Trần, là chắt nội của Trần Quang Khải sinh vào năm Ất Sửu?

A. Trần Khánh Dư

B. Trần Nhật Duật

C. Trần Nguyên Đán

Câu trả lời đúng là đáp án C: Trần Nguyên Đán sinh năm Ất Sửu 1325, là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, hiệu là Băng Hồ, ông là chắt nội của Trần Quang Khải và là ông ngoại của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Đời Trần Dụ Tông (1341-1369), ông được bổ làm Ngự sử đại phu; đời Nghệ Tông lên chức Tư đồ, tước Chương Túc hầu. Ông sống vào lúc triều Trần vào buổi suy vi nên mang trong mình rất nhiều tâm sự. Những tâm sự này được ông đưa vào thơ văn của mình. Đó là lòng thương dân, là cảm giác thấy mình bất lực nên trở thành vô dụng. Năm Ất Sửu (1385) ông về Côn Sơn ở ẩn và mất sau đó 5 năm, vào năm 1390, thọ 65 tuổi. Ông là “cây cột chống trời” cuối cùng của nhà Trần, nên khi ông mất đi triều đình ngày càng nghiêng đổ và chỉ chưa đầy 10 năm sau nhà Trần đã bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Tác phẩm của ông đã mất mát phần lớn, hiện chỉ còn 51 bài thơ chép trong "Trích diễn thi tập", "Toàn Việt thi lục".

7. Vị anh hùng dân tộc nào là người sáng lập vương triều nhà Lê, sinh năm Sửu và mất cũng vào năm Sửu?

A. Lê Thánh Tông

B. Lê Trung Tông

C. Lê Lợi

Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Lợi sinh năm Ất Sửu 1385, kém Trần Nguyên Đán đúng một vòng hoa giáp. Lê Lợi quê tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lê Lợi là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh, là anh hùng giải phóng dân tộc và là người sáng lập vương triều nhà Lê, mở ra thời kỳ thịnh trị lâu dài trong lịch sử dân tộc. Sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua với hiệu là Lê Thái Tổ, ở ngôi 5 năm và cũng mất vào năm Sửu (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/nguoi-anh-hung-nao-sinh-nam-tan-suu-duoc-suy-ton-la-bo-cai-dai-vuong-1792974.tpo