Người biểu tình Pháp đốt xe, phản đối dự luật ghi hình cảnh sát

Người biểu tình ở Paris xuống đường tuần hành hôm 5/12 để phản đối dự luật hạn chế lưu hành hình ảnh của cảnh sát. Sự kiện nhanh chóng biến thành cuộc đụng độ và bạo loạn.

 Cuộc biểu tình hôm 5/12 ở Paris dẫn tới đụng độ giữa người dân và lực lượng chức năng. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay để trấn áp sau khi người biểu tình bắn pháo hoa vào họ.

Cuộc biểu tình hôm 5/12 ở Paris dẫn tới đụng độ giữa người dân và lực lượng chức năng. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay để trấn áp sau khi người biểu tình bắn pháo hoa vào họ.

 Giữa làn sóng bạo loạn, một số thanh niên trùm đầu đập phá cửa sổ nhà hàng bên đường. Người biểu tình cũng đốt phá các phương tiện giao thông trên phố.

Giữa làn sóng bạo loạn, một số thanh niên trùm đầu đập phá cửa sổ nhà hàng bên đường. Người biểu tình cũng đốt phá các phương tiện giao thông trên phố.

 “Các quyền tự do ngày càng bị hạn chế", Karine Shebabo, cư dân ở Paris, nói với Reuters.

“Các quyền tự do ngày càng bị hạn chế", Karine Shebabo, cư dân ở Paris, nói với Reuters.

 "Pháp có thói quen hạn chế các quyền tự do này trong khi lại đi rao giảng tầm quan trọng của chúng cho người khác", Xavier Molenat, người biểu tình hôm 5/12, nói.

"Pháp có thói quen hạn chế các quyền tự do này trong khi lại đi rao giảng tầm quan trọng của chúng cho người khác", Xavier Molenat, người biểu tình hôm 5/12, nói.

 Trước đó, đảng cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố sẽ viết lại một phần của dự thảo luật an ninh. Ban đầu, dự luật này nhằm hạn chế quyền lưu hành hình ảnh của các sĩ quan cảnh sát.

Trước đó, đảng cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố sẽ viết lại một phần của dự thảo luật an ninh. Ban đầu, dự luật này nhằm hạn chế quyền lưu hành hình ảnh của các sĩ quan cảnh sát.

 Động thái bắt nguồn từ vụ việc hồi cuối tháng 11, khi công chúng Pháp phẫn nộ trước video một số nhân viên cảnh sát đánh đập Michel Zecler, nhà sản xuất âm nhạc gốc Phi. Sự việc được đưa ra ánh sáng sau khi video ghi lại cảnh này được phát tán trên Internet.

Động thái bắt nguồn từ vụ việc hồi cuối tháng 11, khi công chúng Pháp phẫn nộ trước video một số nhân viên cảnh sát đánh đập Michel Zecler, nhà sản xuất âm nhạc gốc Phi. Sự việc được đưa ra ánh sáng sau khi video ghi lại cảnh này được phát tán trên Internet.

 Để phản ứng trước vụ việc và dự luật, khi tuần hành trên đường phố Paris, người biểu tình cầm biểu ngữ có nội dung như “Nước Pháp, vùng đất của quyền cảnh sát” và “Rút bỏ luật an ninh”.

Để phản ứng trước vụ việc và dự luật, khi tuần hành trên đường phố Paris, người biểu tình cầm biểu ngữ có nội dung như “Nước Pháp, vùng đất của quyền cảnh sát” và “Rút bỏ luật an ninh”.

 Giới quan sát cho rằng dự luật ban đầu sẽ khiến cảnh sát ít phải chịu trách nhiệm hơn trong các vụ đụng độ. Trước đó, một số nhóm nhân quyền cáo buộc trong các cơ quan hành pháp xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc có hệ thống. Nhiều người phản đối dự thảo luật cho rằng ngay cả khi được sửa đổi, dự luật này cũng đã đi quá xa.

Giới quan sát cho rằng dự luật ban đầu sẽ khiến cảnh sát ít phải chịu trách nhiệm hơn trong các vụ đụng độ. Trước đó, một số nhóm nhân quyền cáo buộc trong các cơ quan hành pháp xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc có hệ thống. Nhiều người phản đối dự thảo luật cho rằng ngay cả khi được sửa đổi, dự luật này cũng đã đi quá xa.

Hàng chục nghìn người biểu tình sau vụ thầy giáo Pháp bị chặt đầu Hàng chục nghìn người đã xuống đường trên khắp nước Pháp cùng tưởng niệm Samuel Paty - giáo viên bị phần tử cực đoan chặt đầu ngày 16/10.

Hương Ly

Ảnh: Reuters

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nguoi-bieu-tinh-phap-dot-xe-phan-doi-du-luat-ghi-hinh-canh-sat-post1160293.html