Người Chăm Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê

Chiều nay, 23-10, trên sân vận động của làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước, Ninh Thuận), lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar, cũng là khởi động lễ hội Katê 2022 đã diễn ra.

Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống nhất trong cả nước. Văn hóa Chăm ở đây vẫn còn lưu giữ khá đậm nét, thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các khu đền tháp, nghề gốm và dệt thổ cẩm cổ truyền. Trong đó, nổi bật là lễ hội Katê, một trong những lễ hội hàng năm quan trọng được người Chăm bảo tồn và duy trì.Y trang nữ thần Pô Inư Nưgar được người Raglai chuyển xuống để chuyển giao cho người Chăm. Ảnh: NÚI XANH

Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống nhất trong cả nước. Văn hóa Chăm ở đây vẫn còn lưu giữ khá đậm nét, thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các khu đền tháp, nghề gốm và dệt thổ cẩm cổ truyền. Trong đó, nổi bật là lễ hội Katê, một trong những lễ hội hàng năm quan trọng được người Chăm bảo tồn và duy trì.Y trang nữ thần Pô Inư Nưgar được người Raglai chuyển xuống để chuyển giao cho người Chăm. Ảnh: NÚI XANH

Dưới đây là một số hình ảnh về nghi thức rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar và một số hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian, cùng chương trình ca múa nhạc đặc sắc khai hội Katê ở làng Chăm Hữu Đức:

Theo quan niệm của người Chăm theo đạo Bàlamôn, lễ Katê là để tưởng nhớ thần Cha, còn lễ Cambun là lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ. Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăng (ngày 1 tháng 7 theo Chăm lịch), Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (ngày 15 tháng 9 Chăm lịch). Tất cả các nghi lễ đều được tổ chức ở các đền, tháp.Khung cảnh lễ hội ngay đầu cổng làng Chăm Hữu Đức trong lễ rước y trang Pô Inư Nưgar. Ảnh: NÚI XANH

Theo quan niệm của người Chăm theo đạo Bàlamôn, lễ Katê là để tưởng nhớ thần Cha, còn lễ Cambun là lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ. Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăng (ngày 1 tháng 7 theo Chăm lịch), Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (ngày 15 tháng 9 Chăm lịch). Tất cả các nghi lễ đều được tổ chức ở các đền, tháp.Khung cảnh lễ hội ngay đầu cổng làng Chăm Hữu Đức trong lễ rước y trang Pô Inư Nưgar. Ảnh: NÚI XANH

Ngoài người dân tại chỗ, bà con người Chăm ở các vùng lân cận cũng kéo về rất động vui. Họ diện những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình. Lễ hội thu hút hàng ngàn du khách và nhân dân địa phương đến xem.Múa dân tộc của bà con người Chăm trên sân vận động Làng Chăm Hữu Đức. Ảnh: NÚI XANH

Ngoài người dân tại chỗ, bà con người Chăm ở các vùng lân cận cũng kéo về rất động vui. Họ diện những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình. Lễ hội thu hút hàng ngàn du khách và nhân dân địa phương đến xem.Múa dân tộc của bà con người Chăm trên sân vận động Làng Chăm Hữu Đức. Ảnh: NÚI XANH

Trước ngày lễ chính tại đền (ngày 1 tháng 7 Chăm lịch), người Chăm ở các khu vực có đền tháp sẽ tổ chức lễ rước và lễ đón y phục rất trang trọng, cùng với đó là những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc. Buổi lễ cũng sự kiện để các làng Chăm khai hội Katê.Đoàn rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar. Ảnh: NÚI XANH

Trước ngày lễ chính tại đền (ngày 1 tháng 7 Chăm lịch), người Chăm ở các khu vực có đền tháp sẽ tổ chức lễ rước và lễ đón y phục rất trang trọng, cùng với đó là những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc. Buổi lễ cũng sự kiện để các làng Chăm khai hội Katê.Đoàn rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar. Ảnh: NÚI XANH

Trong truyền thuyết, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Theo chế độ mẫu hệ Chăm, em út sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ. Trước ngày lễ chính, người Raglai sẽ mang y phục của các vị thần xuống để giao cho người Chăm.Các điệu múa tái hiện nghề dệt vải và làm gốm tại lễ rước y trang. Ảnh: NÚI XANH

Trong truyền thuyết, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Theo chế độ mẫu hệ Chăm, em út sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ. Trước ngày lễ chính, người Raglai sẽ mang y phục của các vị thần xuống để giao cho người Chăm.Các điệu múa tái hiện nghề dệt vải và làm gốm tại lễ rước y trang. Ảnh: NÚI XANH

Sân khấu lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar. Ảnh: NÚI XANH

Sân khấu lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar. Ảnh: NÚI XANH

Nguồn PLO: https://plo.vn/nguoi-cham-ninh-thuan-tung-bung-khai-hoi-kate-post704531.html