Người công nhân 'sang chấn' khi phát hiện con vật quý hiếm có thể phát ra tiếng khóc như trẻ em
Sau khi tháo đường cống thoát nước, người đàn ông không khỏi ngỡ ngàng trước con vật vô cùng quý hiếm ở ngay trước mắt.
Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin, một người công nhân khi đang nạo vét đường ống cho gia đình thuê anh thì bất ngờ phát hiện ra một loài vật cực hiếm. Theo đó, anh công nhân họ Văn ở Huệ Châu, Quảng Đông, Trung Quốc được một gia đình thuê đến nạo vét ống cống bởi chủ nhân ngôi nhà cho biết nửa đêm gia đình thường nghe thấy âm thanh khá giống với tiếng khóc của trẻ con từ ống cống nhà vệ sinh.
Sau hơn 1 tiếng đồng hồ làm việc, anh Văn đã tháo dỡ được đường cống thoát nước và ngay khi tháo ra, người công nhân ngỡ ngàng khi thấy một con kỳ nhông khổng lồ bị mắc kẹt bên trong. Anh Văn bày tỏ: "Khi tôi mở nắp liền nhìn thấy bên trong có một con kỳ nhông khổng lồ. Không biết bằng cách nào đó, nó đã lọt vào được nhà vệ sinh, vẫn còn sống và cố gắng di chuyển".
Đây là lần đầu tiên anh bắt gặp loài vật này, trọng lượng của con vật khoảng 2,5 kg - 3 kg. Cuối cùng anh Văn đã giao con kỳ nhôn cho gia đình và hoàn thành nốt công việc của mình.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) là một trong những loài kỳ nhông lớn nhất và là một trong những loài lưỡng cư lớn nhất thế giới. Nó hoàn toàn sống dưới nước và là loài đặc hữu của các suối và hồ núi đá ở lưu vực sông Dương Tử ở miền trung Trung Quốc.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được coi là cực kỳ nguy cấp trong tự nhiên do mất môi trường sống, ô nhiễm và bị thu hái quá mức bởi nó được bắt để chế biến thức ăn và được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Tại các trang trại ở miền trung Trung Quốc, kỳ nhông được nuôi rộng rãi và đôi khi được nhân giống, mặc dù nhiều loài kỳ nhông trong trang trại bị đánh bắt trong tự nhiên. Chúng được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp, rất quý hiếm, loài này có thể phát ra những âm thanh kỳ lạ như tiếng khóc, tiếng sủa, rít lên như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên.
Mặc dù chúng được bảo vệ theo luật pháp Trung Quốc và Phụ lục I CITES nhưng quần thể hoang dã đã giảm hơn khoảng 80% kể từ những năm 1950.