Người đại diện Công ty cổ phần ký hợp đồng tài sản thế chấp ngân hàng có đúng luật?

Công ty Cổ phần khi dùng tài sản của công ty đem thế chấp ngân hàng để vay vốn mà người đại diện của Công ty tiến hành ký kết thì hợp đồng có hiệu lực của pháp luật không?

Tôi muốn hỏi đối với Công ty Cổ phần khi dùng tài sản của công ty đem thế chấp ngân hàng để vay vốn mà người đại diện của Công ty tiến hành ký kết thì hợp đồng có hiệu lực của pháp luật không? Tôi xin cảm ơn.

Hán Văn Hải (Tuyên Quang)

Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

“2. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.”.

3. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác ngoài các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này… hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại tán thành, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác”.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì Công ty bạn sẽ áp dụng theo điều lệ của công ty và báo cáo tài chính để xác định việc xác lập các giao dịch vay vốn và thế chấp nêu trên có cần phải thông qua quyết định của hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông hay không.

Nếu điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn 35% thì sẽ áp dụng điều lệ. Nếu không việc xác lập giao dịch sẽ áp dụng quy định tại Điều 162 LDN 2014 nêu trên.

Luật sư Trương Quốc Hòe

Luật sư Trương Quốc Hòe

Trường hợp giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% giá trị của tổng tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất thì chỉ cần sự chấp thuận của Hội đồng quản trị.

Trong trường hợp hội đồng quản trị không có thẩm quyền (giao dịch có giá trị lớn hơn 35% giá trị của tổng tài sản ghi trong BCTC gần nhất) thì hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông, lấy ý kiến biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông với tỷ lệ biểu quyết thông qua là hơn 65% .

Khi hội đồng quản trị không có thẩm quyền thông qua các các hợp đồng/giao dịch với giá trị vượt quá 35% tổng giá trị tài sản nêu trong BCTC gần nhất thì việc người đại diện theo pháp luật của công ty căn cứ vào Biên bản họp hay Nghị quyết của HĐQT để ký kết các giấy tờ với ngân hàng và các đơn vị liên quan trong việc xác lập các giao dịch nêu trên là trái quy định của pháp luật và giao dịch sẽ bị vô hiệu.

Việc xử lý hậu quả của việc giao dịch dân sự vô hiệu sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 4 Điều 162 LDN 2014 như sau:

“Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.”

VPLS Interla

Trụ sở: Số 6A, ngõ 281/69/16 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Địa chỉ liên hệ: P507 tòa nhà Nông lâm sản chế biến, số 25 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Trưởng văn phòng: Luật sư Trương Quốc Hòe

Điệnthoại: 0845.169.599; Email: truongquochoe.interla@gmail.com;

Facebook: https://www.facebook.com/luatsu.interla/

Đ. Việt

Nguồn CL&XH: http://conglyxahoi.net.vn/tu-van-luat/nguoi-dai-dien-cong-ty-co-phan-ky-hop-dong-tai-san-the-chap-ngan-hang-co-dung-luat-23291.html