Người dân Cần Giờ vui mừng khi cầu Vàm Sát 2 thông xe

Sau khi phải tạm dừng thi công gần 3 năm, cầu Vàm Sát 2, huyện Cần Giờ chính thức được thông xe vào sáng 15/9, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của địa phương.

Sáng 15/9, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (gọi tắt là Ban Giao thông, chủ đầu tư) phối hợp với Sở GTVT cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức lễ thông xe công trình xây dựng cầu Vàm Sát 2, huyện Cần Giờ.

Cầu Vàm Sát 2 bắc qua sông Vàm Sát nằm trên trục đường Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. Hình ảnh ghi nhận vào sáng 15/9.

Cầu Vàm Sát 2 bắc qua sông Vàm Sát nằm trên trục đường Lý Nhơn, huyện Cần Giờ. Hình ảnh ghi nhận vào sáng 15/9.

Ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, trong giai đoạn trước năm 2000, việc đi lại vận chuyển hàng hóa của bà con nhân dân xã Lý Nhơn với địa phương lân cận chủ yếu bằng đường thủy, đặc biệt tại khu vực biệt lập ấp Tân Điền và một phần ấp Lý Hòa Hiệp bên kia sông Vàm Sát rất khó khăn và mất nhiều thời gian di chuyển. Trung bình thời gian di chuyển từ trung tâm huyện đến trung tâm xã mất từ 3-4 giờ và phụ thuộc vào thủy triều.

Đến năm 2002, công trình cầu Vàm Sát 1 được khởi công thực hiện với kết cấu cầu dây văng, chiều dài 266m, rộng 5m, tải trọng thiết kế là 8 tấn. Tuy nhiên, tải trọng thiết kế cầu Vàm Sát 1 không đáp ứng được nhu cầu với tình hình thực tế đi lại, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Cầu Vàm Sát 2 được xây dựng song song với cầu Vàm Sát 1.

Cầu Vàm Sát 2 được xây dựng song song với cầu Vàm Sát 1.

“Việc xây dựng cầu Vàm Sát 2 là hết sức cấp thiết. Sau khi thông xe, cầu Vàm Sát 2 sẽ giúp kết nối xã Lý Nhơn với trung tâm huyện Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng của khu vực, khai thác tiềm năng du lịch, thúc đẩy và phát triển kinh tế, xã hội của huyện Cần Giờ”- ông Hồng cho biết.

Cũng theo ông Hồng, trong thời gian tới, khi thực hiện Nghị quyết số 12 của Thành ủy TPHCM về thực hiện 41 chương trình, đề án phát triển huyện Cần Giờ trở thành thành phố trực thuộc TPHCM, cụ thể, theo đề án, sẽ phát triển huyện Cần Giờ thành đô thị sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao. Hiện UBND huyện Cần Giờ đang phối hợp với các sở ngành của TPHCM thực hiện thí điểm Nghị quyết số 98 của Quốc hội, trên cơ sở đó, sẽ đồng bộ chuyển hóa xanh về giao thông trên địa bàn huyện.

Theo ông Lương Minh Phúc, dự án xây dựng cầu Vàm Sát 2 được khởi công từ năm 2018, do không được giao tiếp mặt bằng nên công trình đã tạm dừng thi công từ tháng 12/2019. Đến tháng 10/2022 là thời điểm UBND huyện Cần Giờ hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư tiếp tục thi công.

“Hôm nay, cầu Vàm Sát 2 được thông xe, đúng 11 tháng kể từ khi chủ đầu tư nhận được 100% mặt bằng và hoàn thành sớm hơn 1 tháng so với thời gian dự kiến”- ông Lương Minh Phúc nói và cho biết, với việc thông xe cầu Vàm Sát 2 mở ra một giai đoạn mới để phát triển hệ thống giao thông của huyện Cần Giờ.

Trong đó, có các công trình như xây dựng cầu Cần Giờ, xây dựng nút giao nối kết cao tốc Bến Lức - Long Thành - Vành đai 3 với đường Rừng Sác, tăng cường các cây cầu trên tuyến đường Rừng Sác và trong tương lai xa hơn là nối kết tuyến metro số 4 về đến huyện Cần Giờ,….

Một số hình ảnh tại buổi lễ thông xe cầu Vàm Sát 2 vào sáng 15/9

Hiện nay tải trọng thiết kế cầu Vàm Sát 1 không đáp ứng được nhu cầu với tình hình thực tế đi lại và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Hiện nay tải trọng thiết kế cầu Vàm Sát 1 không đáp ứng được nhu cầu với tình hình thực tế đi lại và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Cầu Vàm Sát 1 chỉ rộng 5 mét.

Cầu Vàm Sát 1 chỉ rộng 5 mét.

Các đại biểu thực hiện nghi thức thông xe cầu Vàm Sát 2.

Các đại biểu thực hiện nghi thức thông xe cầu Vàm Sát 2.

Người dân hân hoan đi lại trên cầu mới.

Người dân hân hoan đi lại trên cầu mới.

Cầu Vàm Sát 2 rộng 10m, gấp đôi so với cầu cũ hiện hữu.

Cầu Vàm Sát 2 rộng 10m, gấp đôi so với cầu cũ hiện hữu.

 Chị Võ Thị Ngọc Hiền (người dân ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) cho biết: "Sau khi thông xe cầu mới, việc đi lại sẽ thuận lợi hơn, cơ sở hạ tầng cũng khang trang và đẹp hơn. Sản phẩm nông sản, thủy sản của bà con cũng được vận chuyển thuận tiện hơn".

Chị Võ Thị Ngọc Hiền (người dân ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) cho biết: "Sau khi thông xe cầu mới, việc đi lại sẽ thuận lợi hơn, cơ sở hạ tầng cũng khang trang và đẹp hơn. Sản phẩm nông sản, thủy sản của bà con cũng được vận chuyển thuận tiện hơn".

 “Trước khi có cầu mới, người dân phải đi qua cầu Vàm Sát 1 chật hẹp, xe lớn thường phải tránh né nhau trên cầu, di chuyển rất khó khăn. Hôm nay cầu mới rộng rãi được thông xe, giúp đi lại thuận tiện hơn, học sinh đi học cũng dễ dàng hơn, người dân chúng tôi hết sức vui mừng"- bà Cao Thị Thành (người dân xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) bày tỏ.

“Trước khi có cầu mới, người dân phải đi qua cầu Vàm Sát 1 chật hẹp, xe lớn thường phải tránh né nhau trên cầu, di chuyển rất khó khăn. Hôm nay cầu mới rộng rãi được thông xe, giúp đi lại thuận tiện hơn, học sinh đi học cũng dễ dàng hơn, người dân chúng tôi hết sức vui mừng"- bà Cao Thị Thành (người dân xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) bày tỏ.

Cầu Vàm Sát 2 có tổng chiều dài 1.080m, trong đó, phần cầu 434m, phần đường dẫn 646m, mặt cắt ngang 10m, vỉa hè 1m mỗi bên.

Cầu Vàm Sát 2 có tổng chiều dài 1.080m, trong đó, phần cầu 434m, phần đường dẫn 646m, mặt cắt ngang 10m, vỉa hè 1m mỗi bên.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Vàm Sát 2 có tổng mức đầu tư 343 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây lắp 247 tỷ đồng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật là 25 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Vàm Sát 2 có tổng mức đầu tư 343 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây lắp 247 tỷ đồng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật là 25 tỷ đồng.

Hữu Huy

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-dan-can-gio-vui-mung-khi-cau-vam-sat-2-thong-xe-post1569291.tpo