Người dân đội mưa, 'cháy' hết mình cổ vũ những tay chèo

Trong cơn mưa, rất đông khán giả vẫn nhiệt tình hò reo, cổ vũ các đội đua. Những tay chèo miền biển nỗ lực đưa con thuyền rẽ nước lướt đi với mong muốn giành được thứ hạng cao cho đội nhà.

Video: Người dân đội mưa, "cháy" hết mình cổ vũ những tay chèo.

Ngày 30/4, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ năm 2023.

Ngày 30/4, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ năm 2023.

Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 8 đội bơi đến từ 5 địa phương, gồm: 4 thuyền của xã Bảo Ninh, 1 thuyền xã Quang Phú, 1 thuyền phường Phú Hải, 1 thuyền phường Hải Thành và 1 thuyền phường Đồng Hải.

Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 8 đội bơi đến từ 5 địa phương, gồm: 4 thuyền của xã Bảo Ninh, 1 thuyền xã Quang Phú, 1 thuyền phường Phú Hải, 1 thuyền phường Hải Thành và 1 thuyền phường Đồng Hải.

Theo luật đua, mỗi thuyền có 23 vận động viên, với các vai trò trên tuyền là: trai bơi, chèo lái, chèo mũi và 1 gõ mõ (nếu có). Các thuyền bơi có thiết kế và kích thước giống nhau, với đầu rồng ở mũi và thân thuyền chạm vẽ vảy rồng nổi bật.

Theo luật đua, mỗi thuyền có 23 vận động viên, với các vai trò trên tuyền là: trai bơi, chèo lái, chèo mũi và 1 gõ mõ (nếu có). Các thuyền bơi có thiết kế và kích thước giống nhau, với đầu rồng ở mũi và thân thuyền chạm vẽ vảy rồng nổi bật.

Đường đua với chiều dài 12,9 km, có điểm xuất phát gióng ngang từ cảng cá Nhật Lệ sang thôn Hà Dương (xã Bảo Ninh) đến gần cửa biển các đội đua sẽ trở thuyền quay về, lặp lại trong ba vòng đua.

Đường đua với chiều dài 12,9 km, có điểm xuất phát gióng ngang từ cảng cá Nhật Lệ sang thôn Hà Dương (xã Bảo Ninh) đến gần cửa biển các đội đua sẽ trở thuyền quay về, lặp lại trong ba vòng đua.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022. Trước năm 1945, Lễ hội được tổ chức 6 năm 1 lần, hay còn gọi là lục niên cạnh độ. Sau ngày giải phóng Đồng Hới (18/8/), lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày Quốc khánh 2/9. Trong những năm trở lại đây, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ được tổ chức dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022. Trước năm 1945, Lễ hội được tổ chức 6 năm 1 lần, hay còn gọi là lục niên cạnh độ. Sau ngày giải phóng Đồng Hới (18/8/), lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày Quốc khánh 2/9. Trong những năm trở lại đây, lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ được tổ chức dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Đông đảo người dân, du khách hào hứng tham gia cổ vũ những đội đua.

Đông đảo người dân, du khách hào hứng tham gia cổ vũ những đội đua.

Dù tiết trời có mưa, gió lớn nhưng người dân vẫn "cháy" hết mình để hò reo, cổ vũ các tay chèo.

Dù tiết trời có mưa, gió lớn nhưng người dân vẫn "cháy" hết mình để hò reo, cổ vũ các tay chèo.

Những người đàn ông lực điền liên tục khua mái chèo để thuyền rẽ nước lướt đi.

Những người đàn ông lực điền liên tục khua mái chèo để thuyền rẽ nước lướt đi.

Những đội đua so kè nhau từng mét trên lòng sông với mong muốn giành vị trí cao.

Những đội đua so kè nhau từng mét trên lòng sông với mong muốn giành vị trí cao.

Những con thuyền được treo đầy cờ Tổ quốc được neo ở hai bên bờ với lượng lớn cổ động viên.

Những con thuyền được treo đầy cờ Tổ quốc được neo ở hai bên bờ với lượng lớn cổ động viên.

Sau gần 1 giờ rẽ sóng đua tranh quyết liệt, thuyền đua của đội phường Phú Hải về Nhất; giải Nhì thuộc về thuyền đua của phường Hải Thành và giải Ba thuộc về thôn Cửa Phú, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới.

Sau gần 1 giờ rẽ sóng đua tranh quyết liệt, thuyền đua của đội phường Phú Hải về Nhất; giải Nhì thuộc về thuyền đua của phường Hải Thành và giải Ba thuộc về thôn Cửa Phú, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới.

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-doi-mua-chay-het-minh-co-vu-nhung-tay-cheo-16923043011022707.htm