Người dân Thủ đô đưa con cháu lên Hòa Bình tảo mộ trước Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều gia đình ở Hà Nội sắp xếp công việc đưa con cháu và người thân lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở Hòa Bình để tảo mộ tổ tiên, ông bà.

Chỉ còn mười ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Theo ghi nhận, từ rằm tháng chạp, hàng trăm hộ gia đình ở nhiều địa phương cùng con cháu lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, thuộc xã Dân Hòa (Kỳ Sơn, Hòa Bình) để tạo mộ.

Chỉ còn mười ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Theo ghi nhận, từ rằm tháng chạp, hàng trăm hộ gia đình ở nhiều địa phương cùng con cháu lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, thuộc xã Dân Hòa (Kỳ Sơn, Hòa Bình) để tạo mộ.

Dịp cuối tuần, nhiều người ở xa như: Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa tranh thủ ngày nghỉ cùng gia đình, người thân lên thăm ông bà, tổ tiên an nghỉ tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên.

Dịp cuối tuần, nhiều người ở xa như: Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa tranh thủ ngày nghỉ cùng gia đình, người thân lên thăm ông bà, tổ tiên an nghỉ tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên.

Họ dọn cỏ quanh mộ phần và chuẩn bị hoa quả, mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà.

Họ dọn cỏ quanh mộ phần và chuẩn bị hoa quả, mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà.

Bà Trần Thị Nhung (70 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, bà cùng bốn chị em trong gia đình hàng năm đều sắp xếp thời gian sau rằm tháng chạp lên thăm mẹ được an táng tại Hòa Bình. Bà Nhung chia sẻ, cụ thân sinh ra bà đã an nghỉ tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên được 5 năm. Hàng năm, vào các dịp Tết Thanh minh, Tảo mộ, lễ Vu Lan báo hiếu... gia đình anh chị em dâu rể đều tổ chức cùng con cháu lên thăm cụ.

Bà Trần Thị Nhung (70 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, bà cùng bốn chị em trong gia đình hàng năm đều sắp xếp thời gian sau rằm tháng chạp lên thăm mẹ được an táng tại Hòa Bình. Bà Nhung chia sẻ, cụ thân sinh ra bà đã an nghỉ tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên được 5 năm. Hàng năm, vào các dịp Tết Thanh minh, Tảo mộ, lễ Vu Lan báo hiếu... gia đình anh chị em dâu rể đều tổ chức cùng con cháu lên thăm cụ.

"Văn hóa cổ truyền ở Việt Nam vào các dịp vu lan báo hiếu, thanh minh, tảo mộ... cũng là thời điểm để con cháu tỏ lòng thành kính và nhớ về nguồn cội tổ tiên. Những hoạt động như vậy cũng giúp chúng tôi truyền lại văn hóa cho con trẻ về đạo hiếu và nguồn cội dòng tộc", bà Nhung chia sẻ.

"Văn hóa cổ truyền ở Việt Nam vào các dịp vu lan báo hiếu, thanh minh, tảo mộ... cũng là thời điểm để con cháu tỏ lòng thành kính và nhớ về nguồn cội tổ tiên. Những hoạt động như vậy cũng giúp chúng tôi truyền lại văn hóa cho con trẻ về đạo hiếu và nguồn cội dòng tộc", bà Nhung chia sẻ.

Cũng giống với bà Nhung, gia đình ông Bùi Đức Hiệp (giữa ảnh, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) tỏ ra nghẹn ngào khi có người hỏi thăm. Ông cho biết, cả gia đình tổ chức đi tảo mộ sớm để dành nhiều thời gian dọn dẹp cây cỏ quanh mộ cụ ông. "Mỗi lần lên đây, tôi đều có cảm giác bồi hồi, xúc động và nhớ lại những kỷ niệm từ thời thơ ấu với các cụ. Nơi cụ yên nghỉ có không gian thoáng, hòa hợp với thiên nhiên nên việc tảo mộ, di chuyển thuận lợi", ông nói.

Cũng giống với bà Nhung, gia đình ông Bùi Đức Hiệp (giữa ảnh, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) tỏ ra nghẹn ngào khi có người hỏi thăm. Ông cho biết, cả gia đình tổ chức đi tảo mộ sớm để dành nhiều thời gian dọn dẹp cây cỏ quanh mộ cụ ông. "Mỗi lần lên đây, tôi đều có cảm giác bồi hồi, xúc động và nhớ lại những kỷ niệm từ thời thơ ấu với các cụ. Nơi cụ yên nghỉ có không gian thoáng, hòa hợp với thiên nhiên nên việc tảo mộ, di chuyển thuận lợi", ông nói.

Nhiều gia đình khác đưa cả con tới thăm ông bà, tổ tiên dịp cuối tuần.

Nhiều gia đình khác đưa cả con tới thăm ông bà, tổ tiên dịp cuối tuần.

Nhiều bạn trẻ cùng gia đình đi tảo mộ.

Nhiều bạn trẻ cùng gia đình đi tảo mộ.

Nguyễn Hoàn

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nguoi-dan-thu-do-dua-con-chau-len-hoa-binh-tao-mo-truoc-tet-1508608.tpo