Người dân TP Việt Trì khốn khổ vì nhà máy chế biến rác thải quá tải, gây ô nhiễm môi trường

Theo lẽ thường, người ta xây dựng nhà máy xử lý rác để thu gom, xử lý rác thải góp phần làm cho môi trường xanh, sạch và cuộc sống tươi đẹp hơn. Thế nhưng những gì đang diễn ra tại khu 6, xã Phượng Lâu, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thì hoàn toàn ngược lại.

Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ nằm ở khu 6, xã Phượng Lâu. Cơ sở này được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1998. Theo thiết kế ban đầu, công suất của nhà máy xử lý 20 tấn rác thải một ngày cho địa bàn thành phố Việt Trì. Tuy nhiên, trước yêu cầu về sự phát triển của đô thị, năm 2004, nhà máy đã nâng công suất xử lý lên 60 tấn một ngày bằng nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng tái thiết Đức do Công ty Cấp nước Phú Thọ khi đó làm chủ đầu tư.

Hằng ngày, nhà máy đang tiếp nhận một khối lượng lớn rác thải từ một số huyện, thị như: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao... Đến thời điểm hiện tại, tổng lượng rác thải phải xử lý đã quá tải nghiêm trọng so với công suất thiết kế. Điều này dẫn đến những hệ lụy về môi trường như ô nhiễm nguồn nước thải, không khí trong và ngoài khu vực nhà máy.

Khu tập kết rác thải của Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì nằm ngay cạnh đường giao thông. Ảnh: Cao Tuân

Khu tập kết rác thải của Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì nằm ngay cạnh đường giao thông. Ảnh: Cao Tuân

Theo chân của hơn chục người dân khu 6, chúng tôi men theo đường mương xả nước thải của Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì. Qua ghi nhận thực tế, dọc tường bao nhà máy rác phía bên trong, nước rỉ rác đục bẩn, chảy lênh láng. Khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy rác nồng nặc mùi hôi thối. Đứng cạnh nhà máy chế biến rác thải chỉ vài phút, mọi người đã cảm thấy đau đầu, choáng váng.

Dọc đường mương lộ thiên của Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì, không khó có thể quan sát, cảm nhận được sự ô nhiễm do nhà máy rác này gây ra. Nước thải sền sệt tràn ra nương sắn và đồng ruộng xung quanh. Hơn 500m ống dẫn nước thải bằng bạt nhựa mỏng manh là cách mà nhà máy này đang dùng để dẫn những dòng nước thải ô nhiễm chảy qua cánh đồng của xã Phượng Lâu. Để chứng minh độ ô nhiễm từ nước thải của con mương này, một số người dân đã dùng que, dùng cào móc sâu từ dưới mương lên đầy rác, bùn đen và cá chết.

Quanh khu vực nhà máy, nước thải độc hại cứ ngấm dần vào nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt, canh tác của người dân.

Quanh khu vực nhà máy, nước thải độc hại cứ ngấm dần vào nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt, canh tác của người dân.

Bà Nguyễn Thị Khải (66 tuổi) cho biết: "Nhiều vụ nay rồi, lúa cấy thì chết non hoặc năng suất kém. Nhiều nhà thả cá nhưng cá cũng chết trắng mỗi khi nước thải đổ về hay khi trời mưa nước thải dâng lên tràn xuống ao hồ. Họ mang tên là "nhà máy xử lý rác thải" nhưng chúng tôi chẳng biết họ xử lý kiểu gì mà lại gây ô nhiễm đến vậy. Mỗi khi trời nổi gió thì cả khu chúng tôi phải ngửi đủ mùi hôi thối. Chưa kể ruồi muỗi thì bâu kín nhà người dân sống xung quanh, rất mất vệ sinh".

Bế trên tay cháu nội 1 tuổi vừa mới ra viện vì căn bệnh viêm phổi, bà Bùi Thị Tuyết (63 tuổi) nói: "Thật không biết diễn tả như thế nào nỗi khổ của người dân. Ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến canh tác mà còn khiến nhiều người bị bệnh tật, đặc biệt là ung thư phổi, u tuyến giáp và tiêu hóa. Mấy đứa cháu nhà tôi sống cạnh nhà máy lúc nào cũng ho sốt, ốm đau dặt dẹo. Không riêng trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng bị mẩn ngứa, lở loét khắp người…".

Theo bà Bùi Thị Tuyết, ảnh hưởng của Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì khiến nhiều người dân khu 6, xã Phượng Lâu bị mắc các bệnh liên quan đến phổi, tuyến giáp, tiêu hóa...

Theo bà Bùi Thị Tuyết, ảnh hưởng của Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì khiến nhiều người dân khu 6, xã Phượng Lâu bị mắc các bệnh liên quan đến phổi, tuyến giáp, tiêu hóa...

Bà Nguyễn Thị Lai, Trưởng khu 6 xác nhận với chúng tôi việc nhiều người trong khu mắc bệnh tật: "Từ ngày nhà máy chế biến rác thải đặt ở khu chúng tôi, người dân bị bệnh nhiều lắm. Qua nhiều cuộc họp bàn, cả khu có 350 hộ dân với 923 nhân khẩu ai cũng mong muốn chuyển nhà máy đi càng sớm càng tốt".

Bà Nguyễn Thị Lai, Trưởng khu 6, cho biết địa phương liên tục gửi đơn thư kiến nghị liên cơ quan chức năng nhưng không có kết quả.

Bà Nguyễn Thị Lai, Trưởng khu 6, cho biết địa phương liên tục gửi đơn thư kiến nghị liên cơ quan chức năng nhưng không có kết quả.

Ví dụ như trường hợp của chị Bùi Thị Hương (45 tuổi) đang điều trị bệnh liên quan đến phổi. Ba năm trước, mẹ ruột chị - một người dân sống ở đây đã qua đời bị căn bệnh ung thư phổi. Trò chuyện với chúng tôi, chị Hương cho biết: "Đến nước này chắc gia đình phải bán nhà đi nơi khác ở chứ chịu mãi sao được".

Cùng với nhà máy rác gây ô nhiễm triền miên thì việc vận chuyển của các xe chở rác để rơi vãi rác, nước thải dọc đường cũng gây ô nhiễm. Ô nhiễm chồng lên ô nhiễm, đơn thư kêu cứu của người dân cũng chồng cao dần lên.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Xuân Sơn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Việt Trì cho hay: "Vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã Phượng Lâu diễn ra nhiều năm nay rồi, rất bất cập. Lượng rác thải này tích tụ suốt 20, 30 năm nay dẫn đến quá tải nghiêm trọng. Thành phố chỉ có phương án là khơi thông dòng chảy từ nhà máy chế biến rác thải sau mưa để chảy nhanh. Còn về lâu dài vẫn phải chờ nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tỉnh Phú Thọ tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh hoàn thành. Sau đó, toàn bộ khối tượng rác thải phát sinh hàng ngày sẽ được đưa về đấy đồng thời xem xét từng giai đoạn để chuyển rác ở Phượng Lâu, Việt Trì về nhà máy mới xử lý theo quy trình".

Cả khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy nơi đâu cũng thấy nước thải nồng nặc mùi hôi thối như muốn bóp nghẹn lá phổi con người.

Cả khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy nơi đâu cũng thấy nước thải nồng nặc mùi hôi thối như muốn bóp nghẹn lá phổi con người.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của phóng viên tại tại Nhà máy xử lý rác thải phát điện tại Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng do Công ty cổ phần tài nguyên và môi trường Âu Việt và Công ty United Expert Invesments Limitted hợp tác đầu tư) cho thấy, sau gần 2 năm khởi công triển khai thực hiện, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống…

Một số hình ảnh khác do PV Báo Gia đình & Xã hội ghi nhận:

Án ngữ trên diện tích gần chục ha giữa cánh đồng xã Phượng Lâu, Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì lại chọn phương pháp thủ công, thô sơ để xử lý rác thải.

Án ngữ trên diện tích gần chục ha giữa cánh đồng xã Phượng Lâu, Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì lại chọn phương pháp thủ công, thô sơ để xử lý rác thải.

Người dân khu 6, xã Phượng Lâu, TP Việt Trì liên tục phải kêu cứu vì cuộc sống khốn khổ bên cạnh Nhà máy chế biến rác thải Việt Trì.

Người dân khu 6, xã Phượng Lâu, TP Việt Trì liên tục phải kêu cứu vì cuộc sống khốn khổ bên cạnh Nhà máy chế biến rác thải Việt Trì.

Mương dẫn nước xả thải của nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì có nước đen, bốc mùi hôi thối.

Mương dẫn nước xả thải của nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì có nước đen, bốc mùi hôi thối.

Khu vực cánh đồng gần cạnh nhà máy gần như bỏ hoang vì đất và nước nơi đây bị ô nhiễm khiến nhân dân không thể canh tác hoa màu.

Khu vực cánh đồng gần cạnh nhà máy gần như bỏ hoang vì đất và nước nơi đây bị ô nhiễm khiến nhân dân không thể canh tác hoa màu.

Cánh đồng rộng lớn trước đây là nguồn sống của hàng trăm hộ dân địa phương giờ không thể cấy hái, nuôi trồng được gì. Nông dân có cố cắm cây sắn, cây lúa xuống ruộng được một thời gian là chết nhũn do ô nhiễm.

Cánh đồng rộng lớn trước đây là nguồn sống của hàng trăm hộ dân địa phương giờ không thể cấy hái, nuôi trồng được gì. Nông dân có cố cắm cây sắn, cây lúa xuống ruộng được một thời gian là chết nhũn do ô nhiễm.

Quá tải, lại sử dụng công nghệ chôn lấp xử lý rác đơn giản là nguyên nhân khiến môi trường xung quanh Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì bị ô nhiễm nặng.

Quá tải, lại sử dụng công nghệ chôn lấp xử lý rác đơn giản là nguyên nhân khiến môi trường xung quanh Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì bị ô nhiễm nặng.

Những bể chứa nước bên trong nhà máy đục bẩn.

Những bể chứa nước bên trong nhà máy đục bẩn.

Hơn 500 mét ống dẫn nước thải bằng bạt nhựa của Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì khiến cánh đồng bị ô nhiễm.

Hơn 500 mét ống dẫn nước thải bằng bạt nhựa của Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì khiến cánh đồng bị ô nhiễm.

Cuối nguồn của đường ống tạm xả thải.

Cuối nguồn của đường ống tạm xả thải.

Nước từ nhà máy cử chạy dọc mương, qua cánh đồng dẫn đến đường ống bạt dẫn nước tạm thời chảy ra dòng sông Lô. Nguy hại hơn chính nguồn nước sông Lô lại được dùng cung cấp nước cho cả TP Việt Trì và các địa bàn lân cận...

Nước từ nhà máy cử chạy dọc mương, qua cánh đồng dẫn đến đường ống bạt dẫn nước tạm thời chảy ra dòng sông Lô. Nguy hại hơn chính nguồn nước sông Lô lại được dùng cung cấp nước cho cả TP Việt Trì và các địa bàn lân cận...

Trong khi Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì quá tải gây ô nhiễm thì người dân mong chờ Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tỉnh Phú Thọ đặt tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh sớm đi vào sử dụng.

Trong khi Nhà máy chế biến rác thải đô thị Việt Trì quá tải gây ô nhiễm thì người dân mong chờ Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tỉnh Phú Thọ đặt tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh sớm đi vào sử dụng.

Một số container được đặt giữa khu đất dự án rộng cả chục ha.

Một số container được đặt giữa khu đất dự án rộng cả chục ha.

Sau hơn 2 năm khởi công, dự án vẫn là một bãi đất trống.

Sau hơn 2 năm khởi công, dự án vẫn là một bãi đất trống.

Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cao Tuân

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nguoi-dan-tp-viet-tri-khon-kho-vi-nha-may-che-bien-rac-thai-qua-tai-gay-o-nhiem-moi-truong-20200320011836691.htm